Nghĩa của văn hóa trong đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 32 - 35)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1. nghĩa của văn hóa trong đời sống xã hộ

Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, vơ cùng phong phú và đa dạng, vừa hiện diện, vừa thấm sâu trong toàn bộ đời sống xã hội và cuộc sống con người. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa:

“Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [43, tr.1360].

Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông đại chúng là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nền văn hóa đại chúng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhờ có các phương tiện truyền thơng mà văn hóa vốn là từ có nguồn gốc trong nông nghiệp trở nên phổ dụng trong xã hội hiện đại, gắn liền với văn minh công nghiệp và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong xã hội thông tin. TS Mai Quỳnh Nam khẳng định:

Văn hóa đại chúng khơng chỉ là sự bổ sung, mà còn làm phức tạp thêm các nền văn hóa vốn có từ trước, như văn hóa tơn giáo với sự chi phối của hệ thống giáo lý và thiết chế tơn giáo, văn hóa nhà trường nhằm truyền bá các giá trị, các chuẩn mực xã hội được sắp xếp thành chương trình, văn hóa dân tộc gắn liền với một cấu trúc xã hội nhất định [26, tr.5].

Nhờ vào hoạt động truyền bá văn hóa qua các kênh truyền thơng đại chúng giúp cho nhân loại hiểu nhau hơn, từ đó có ý thức đầy đủ hơn trong việc duy trì các mối quan tâm chung dẫn đến các hành động chung vì lợi ích quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Hiệu quả này cho thấy vai trị của văn hóa đại chúng trong việc liên kết xã hội.

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [25, tr.431].

Trong định nghĩa này, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Người cũng chỉ ra lý do, tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển của văn hóa, các lĩnh vực, các loại hình của văn hóa, đặc biệt, Người cũng chỉ ra đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa chính là sáng tạo và phát minh.

Như vậy, phạm vi của văn hóa rất rộng lớn, có mặt trong tồn bộ hoạt động của đời sống xã hội và cuộc sống con người, nhưng quan trọng hơn cả, đó là những giá trị do hoạt động tinh thần - sáng tạo của con người tạo ra, biểu hiện trình độ hiểu biết, năng lực và phẩm giá của một cộng đồng và từng cá thể, là thước đo trình độ phát triển và sức vươn lên theo lý tưởng chân - thiện - mỹ của con người. Theo hướng tiếp cận này, Phạm Văn Đồng - nhà lãnh đạo xuất sắc, nhà văn hóa lớn của Việt Nam cho rằng:

Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với ý nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả một hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và khơng ngừng lớn mạnh [16, tr.9].

Trong q trình vận động văn hóa và lãnh đạo văn hóa từ trước Cách mạng Tháng Tám đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua một quá

trình tìm tịi cơng phu để từng bước nhận thức toàn diện hơn, sâu sắc hơn về văn hóa. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII chỉ rõ:

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong q trình dựng nước và giữ nước. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết nhìn nhận văn hóa khơng chỉ là các dạng thức, sản phẩm cụ thể mà nhấn mạnh yêu cầu quan trọng là làm cho văn hóa thấm sâu vào từng con người, từng gia đình, vào mọi lĩnh vực nhằm tạo nên đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Tại Đại hội Trung ương 10 Khóa IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước khi kết luận:

Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với khơng ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, phát triển văn hóa vừa phải thể hiện được sự nhận thức đúng tác dụng tích cực của kinh tế thị trường vừa phải thấy được vai trò của văn hóa trong việc thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Vai trị soi đường của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở tầm hoạch định chiến lược trong phát

triển kinh tế - xã hội dựa trên nguồn lực văn hóa, mà sâu xa và quan trọng nhất là nguồn lực con người về cả thể lực và trí lực.

Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Với đường lối đối ngoại hịa bình và hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chúng ta đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhằm tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực, sử dụng các thành tựu văn hóa - văn minh, khoa học - cơng nghệ của thế giới để xây dựng đất nước. Tác động của hội nhập quốc tế cùng với công cuộc đổi mới đã tạo nên những biến đổi tích cực trong đời sống tư tưởng, lối sống và đạo đức của xã hội Việt Nam. Trong những năm qua, nhiều nét mới trong các giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành, như tính tích cực, năng động của người dân được nâng cao, tính dân chủ được cải thiện rõ rệt... Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với sự phát triển xã hội nói chung và phát triển văn hóa nói riêng, hội nhập quốc tế cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến văn hóa, đạo đức, lối sống của một bộ phận khơng nhỏ người dân Việt Nam. Đó là những biểu hiện dao động về tư tưởng, lệch lạc trong cách lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa phương Tây, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, các thói hư tật xấu...

Xuyên suốt các giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng ta ln khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với văn hóa đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu mới về việc phát triển văn hóa, bên cạnh đó, vấn đề an ninh văn hóa cũng cần phải được quan tâm đặc biệt.

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w