Đối với các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 79 - 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đối với các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí

Thơng tin đại chúng có vị trí vơ cùng quan trọng trong việc tuyên truyền chính trị, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ nói chung và an ninh văn hóa nói riêng. Tính đến tháng 01/2011, nước ta có 702 cơ quan báo chí, trong đó có 634 cơ quan báo in với 813 ấn phẩm, 70 đài phát thanh - truyền hình Trung Ương và địa phương, 10 cơ quan báo điện tử, 135 trang thông tin điện tử, 55 nhà xuất bản, trên 1200 cơ sở in, 129 cơ quan phát hành sách, 8 nhà xuất bản nước ngồi đặt văn phịng đại diện tại Việt Nam. Báo chí ngành Cơng an dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với cơ quan chủ quản là Đảng ủy Công an Trung Ương và lãnh đạo Bộ Cơng an cũng có vai trị hết sức đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh văn hóa. Việc quản lý tồn bộ các tờ báo ngành trên mặt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đặt ra đối với Đảng ủy Công an Trung Ương và lãnh đạo Bộ Công an. Hơn nữa, do an ninh văn hóa là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, các phương tiện thơng tin đại chúng cịn đóng vai trị là phương tiện kiểm soát xã hội của Nhà nước nên vệc nắm chắc và đảm bảo sự trong sạch nội bộ của các cơ quan thông tin đại chúng lại càng phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, Đảng ủy CƠng an Trung Ương, lãnh đạo Bộ Cơng an và hệ thống báo chí của ngành cần quán triệt triệt để tư tưởng và bản lĩnh chính trị, đồng thời thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ.

Về tư tưởng và bản lĩnh chính trị

- Thứ nhất, những người đứng đầu cơ quan báo chí của Ngành cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc các chủ trương, chính sách

của Đảng, Nhà nước về văn hóa, quản lý văn hóa và an ninh văn hóa, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung Ương và lãnh đạo Bộ Cơng an nhằm đảm bảo tính nguyên tắc trong hoạt động báo chí. Đồng thời thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 67/CT-TW ngày 1/4/1996 về:

tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động in ấn, báo chí, xuất bản, thơng tin, văn hóa phẩm, khơng để xảy ra những sơ hở, sai sót cho kẻ địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, chống lại chế độ và sự lãnh đạo của Đảng.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có kết quả Kết luận số 38-KL/TW ngày 02/02/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an

ninh quốc gia trong tình hình mới”. Bên cạnh đó, khơng ngừng kiểm tra, định hướng và kiểm soát chặt chẽ các phương tiện thơng tin đại chúng; sử dụng các hình thức và phương pháp thích hợp để vừa tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ, vừa đấu tranh có hiệu quả chống lại các luận điêu sai trái, phản động.

- Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây “thế trận an ninh nhân dân”, “thế trận lòng dân” vững chắc. Cùng với báo chí cả nước, báo chí ngành Cơng an cần phải đi đầu trong việc chủ động, kịp thời phát hiện và đấu tranh loại trừ những “mầm mống” có thể làm suy yếu nội bộ, gây ra sự chuyển hóa chính trị tại cơ quan mình. Kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, vơ hiệu hóa hoạt động phá hoại tư tưởng trong chiến lược “diễn biến hịa bình”, trong “cách mạng màu” đối với Việt Nam của các thế lực thù địch. Tăng cường các biện pháp nhằm phát hiện, vơ hiệu

hóa, xử lý các phần tử nội gián mà đối phương cài cắm để làm trong sạch nội bộ. Đẩy mạnh đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến” trong nội bộ.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh đối với các lĩnh vực trọng điểm, những vấn đề phức tạp, nhạy cảm có liên quan đến an ninh nội bộ, tăng cường quản lý lĩnh vực báo chí - xuất bản, đặc biệt phải đảm bảo tuyệt đối bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia.

- Thường xuyên nắm nội dung chính trị tư tưởng trong các tin, bài, các chương trình phát thanh và truyền hình, phát hiện kịp thời những tác phẩm có nội dung vi phạm pháp luật để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan thơng tin, báo chí, văn hóa và cơ quan chủ quản của các tổ chức này đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền đối với lĩnh vực văn hóa, bảo đảm định hướng chính trị đi đơi với vận dụng đúng đắn những đặc trưng của hoạt động văn hóa.

- Thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, dân tộc, tơn giáo, chính sách đối với các giai tầng trong xã hội; chủ động ngăn chặn kịp thời những hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tơn giáo để chống lại đường lối chính sách của Đảng.

- Phát huy vai trị của nhân dân và các tổ chức hoạt động văn hóa tạo nên sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa.

- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị và tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước âm mưu "diễn biến hịa bình" và hoạt động phá hoại về chính trị tư tưởng của các thế lực thù địch.

- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng góp phần xây dựng xã hội lành mạnh phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới đi đơi với kiên quyết chống du nhập văn hóa lai căng phản động, đồi trụy. Bảo vệ văn hóa phải đi đơi với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.

- Kiện tồn bộ máy tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa, quản lý văn hóa và bảo vệ an ninh văn hóa.

- Xử lý kịp thời, nghiêm khắc những sai phạm trong phát ngơn, quản lý báo chí, thơng tin.

Về chun mơn nghiệp vụ

Mặc dù Bộ Công an và Tổng Cục xây dựng lực lượng đã có sự đầu tư lớn về phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật: ra mắt Trung tâm Phát thanh Truyền hình - Điện ảnh Công an nhân dân vào tháng 01/2010, liên kết với Tập đồn truyền thơng An Viên ra mắt kênh truyền hình Công an nhân dân (ANTV) vào tháng 12/2011, tuy nhiên quy mơ và chất lượng các sản phẩm báo chí của ngành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng ủy Công an Trung Ương và lãnh đạo Bộ Công an đặt ra.

Trong qua trình hoạt động thực tiễn, hệ thống báo chí ngành Cơng an gặp phải khó khăn rất lớn trong cơ chế phối hợp cũng như kinh phí hoạt động, kinh nghiệm tác nghiệp báo chí, đội ngũ cộng tác viên… Để từng bước khắc phục khó khăn, hệ thống báo chí của ngành cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

- Nội dung: phải chủ động, tích cực thể hiện rõ vai trị báo chí cách mạng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp nhiên cứu lý luận và thực tiễn của ngành Công an. Chú trọng cải tiến nội dung theo phương châm “Trung thực - Hấp dẫn - Bổ ích”, trên cơ sở nắm bắt, cập nhật thông tin theo

hướng đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chính xác, chân thực, giữ vững vai trị định hướng dư luận xã hội.

- Về hình thức: tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt, khô cứng, trùng lặp, ln ln sáng tạo, đổi mới. Điều này địi hỏi đội ngũ những người tham gia hoạt động báo chí của ngành phải thường xuyên trau dồi kiến thức, đồng thời ln nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo trong việc thể hiện các vấn đề, đề tài. Kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng làm báo với việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến cùng với kỹ thuật, phương tiện trong quy trình làm báo để tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng cao.

Sau gần 5 năm ra đời và phát triển, đến năm 2000, lượng phát hành của chuyên đề An ninh thế giới đã lên đến hơn nửa triệu bản, vượt xa số lượng phát hành của nhiều ấn phẩm ra đời trước đó. Có thể gọi đây là “thành công vang dội” của An ninh thế giới bởi nó đã phát hiện ra khoảng trống vơ cùng lớn trong kho tàng ý thức lịch sử văn hóa của một bộ phận công chúng tiềm năng về những sự kiện lịch sử thế giới chủ yếu trong quá khứ, như: xung đột chính trị, khủng hoảng chính trị, hoạt động của những nhân vật tình báo nổi tiếng… Tuy nhiên, con số này giảm sút một cách nhanh chóng, nguyên nhân là do tờ báo khơng có sự đổi mới trong cách thức đưa tin, hình thức thơng tin cũng khơng thích ứng kịp thời trong khi mạng internet không ngừng phát triển. Đây là một bài học đắt giá cho chuyên đề An ninh thế giới nói riêng và cho các ấn phẩm báo chí trong hệ thống báo ngành Cơng an nói chung trong việc lựa chọn hình thức đưa tin và phương thức đăng tải thông tin.

Tiếp cận gần hơn nữa với truyền thơng hiện đại: quan tâm đến lợi ích của cơng chúng; thay đổi mơ hình, cách thức thể hiện nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm; gần gũi với cơng chúng hơn bằng cách tiếp cận, đưa thông tin phù hợp với nhu cầu và trình độ của cơng chúng.

Bên cạnh đó, báo chí ngành Cơng an cần tăng cường sử dụng các thể loại có tính chiến đấu cao như chính luận, xã luận để công tác truyền thông

về an ninh văn hóa đạt hiệu quả cao hơn nữa và giúp cho cơng chúng cái nhìn tổng quan, tồn diện nhất về sự kiện, hiện tượng, vấn đề, thơng qua đó thực hiện tốt chức năng định hướng dư luận xã hội.

Tăng số lượng hình ảnh trong các bài phản ánh, bình luận, phân tích, nhất là với Cơng an nhân dân, Cơng an nhân dân Online và chuyên đề An

ninh thế giới; bên cạnh đó cũng cần tăng cường sử dụng thành tố đồ hình,

hộp thơng tin trong các tác phẩm, nhằm nâng cao yếu tố chuyên nghiệp trong cách truyền tải thông tin.

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w