Các yếu tố hình thức

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 64 - 69)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Các yếu tố hình thức

Những năm gần đây, bên cạnh sự thay đổi về mặt nội dung, hình thức thể hiện trong hệ thống báo chí ngành Cơng an cũng đã có sự thay đổi đáng ghi nhận. Các thể loại báo chí được sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tính chất của sự kiện, vấn đề.

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra của tác giả năm 2011

Trong tổng số 512 tác phẩm báo chí mà tác giả khảo sát, thể loại tin, bài phản ánh chiếm vị trí khá lớn, thể loại phóng sự xuất hiện khiêm tốn ở vị trí cuối cùng với 2,8%, còn lại là các tiểu phẩm, chùm ảnh, ý kiến công chúng chiếm 9,3%.

Thể loại bài phản ánh (33,1%) và tin (34,6%) chiếm ưu thế lấn át các thể loại khác vì 4 sự kiện được chọn khảo sát đều mang tính thời sự, phù hợp với đặc điểm phản ánh của hai thể loại này. Nếu tin nhanh chóng xuất hiện và dừng lại ở những hiểu biết ban đầu về sự kiện thì các bài phản ánh giúp cơng chúng nhìn nhận một cách đa chiều, toàn diện về các sự kiện; tiếp đó là các bài phân tích, bình luận sâu với 10,1%; các bài phỏng vấn chiếm 5,3%, ghi nhanh 4,8%.

Nguyên nhân của sự chênh lệch tỷ lệ giữa các thể loại là do đối tượng phản ánh - 3 nhóm nội dung chính của thơng điệp truyền thơng về an ninh văn hóa phù hợp với các thể loại khác nhau, cụ thể:

+ Nhóm nội dung thứ nhất: Cung cấp cho cơng chúng - nhóm tượng những kiến thức về an ninh văn hóa nhằm tác động đến nhận thức của cơng chúng phù hợp với thể loại tin.

+ Nhóm nội dung thứ hai: Xây dựng thái độ của cơng chúng - nhóm đối tượng đối với các sự kiện, sự việc liên quan đến an ninh văn hóa phù hợp với thể loại phản ánh.

+ Nhóm nội dung thứ ba: Đề xuất các phương án quản lý, xử phạt những vi phạm để đảm bảo an ninh văn hóa phù hợp với thể loại phân tích, bình luận sâu.

Kết quả phân tích phiếu điều tra cho thấy: ba thể loại báo chí cơng chúng quan tâm nhất khi tìm hiểu thơng tin về an ninh văn hóa lần lượt là: tin, bài phản ánh và bài phân tích, bình luận sâu. Như vậy, các loại hình báo chí khảo sát đã đáp ứng được mong muốn của công chúng ở ba thể loại này. Tuy nhiên, các ấn phẩm báo chí dành q ít cho thể loại phóng sự, ghi nhanh và phỏng vấn trong hoạt động truyền thông về an ninh văn hóa. Những con số này cũng chỉ ra rằng: hệ thống báo ngành Công an thiếu phong phú về thể loại, thiếu những bài viết chính luận, xã luận - những thể loại có tính chiến đấu rất cao. Với lĩnh vực vơ cùng nhạy cảm như văn hóa, cần phải phát huy hiệu quả của những thể loại này một cách tối đa để đạt được kết quả truyền thông như mong muốn.

Như đã phân tích ở chương 1 của luận văn, an ninh văn hóa ln là một trong những đề tài được công chúng quan tâm nhiều nhất, điều này lý giải vì sao các nhà báo - nhà truyền thơng Việt Nam nói chung và báo chí

ngành Cơng an nói riêng lại dành sự quan tâm đặc biệt đến đề tài này. Có thể thấy rõ mức độ quan tâm của công chúng đối với đề tài an ninh văn hóa thơng qua biểu đồ sau:

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra của tác giả năm 2011

Biểu đồ trên cho thấy: công chúng dành sự quan tâm cao nhất đối với các tác phẩm phản ánh đề tài an ninh văn hóa (29,8%), tiếp đó lần lượt là các tác phẩm có nội dung: biểu dương các tấm gương cán bộ chiến sĩ tiêu biểu (27,7%), giáo dục pháp luật (20,8%), tin hoạt động của ngành (15,8%) và phóng sự dựng lại các vụ án (7,9%).

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra của tác giả năm 2011

Biểu đồ thể hiện sự so sánh rất rõ mức độ quan tâm của công chúng đối với các sản phẩm báo chí ngành Cơng an và các sản phẩm báo chí khác. Cụ thể: chuyên đề An ninh thế giới được cơng chúng đón đọc nhiều nhất (61%), sau đó đến chương trình truyền hình Vì an ninh Tổ Quốc (16%) và

báo điện tử Công an nhân dân Online (11%). Nguyên nhân chương trình phát thanh Vì an ninh Tổ Quốc dành được ít sự quan tâm của cơng chúng so với hai loại hình kể trên khơng phải là do chất lượng chương trình khơng tốt, mà do thể loại phát thanh nói chung đang bị mất ưu thế so với truyền hình và internet. Trong trường hợp này, thể loại phát thanh cũng khơng có thế mạnh bằng báo in vì cơng chúng có tâm lý “ngại” khi nghe đài.

Trong thời gian tiến hành khảo sát, tác giả nhận thấy: các bài viết về đề tài an ninh văn hóa ln được trình bày ở vị trí dễ thu hút cơng chúng nhất. Cách rút tít, sa pơ ngắn gọn, tránh được sự rườm rà, nặng nề như “hô khẩu hiệu”, nhiều lý luận khơ khan. Cách trình bày phong phú, đẹp mắt, phông chữ sáng sủa, in ấn đẹp, sử dụng hình minh họa có chất lượng cao...

Tuy nhiên, từ cuối năm 2011, khổ giấy của báo Công an nhân dân

đã được thiết kế nhỏ lại. Đây cũng là một xu thế của nền báo chí hiện đại tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng khổ báo hiện tại có phần hơi “lỡ cỡ”, nếu được điều chỉnh giống như chuyên đề An ninh thế giới sẽ hợp

lý hơn nhiều.

Riêng đối với truyền hình Vì an ninh Tổ Quốc: từ khi Bộ Cơng an kết hợp với Tập đồn truyền thơng An Viên để sản xuất các chương trình thì chất lượng của loại hình báo chí này đã được cải thiện đáng kể. Các đề tài phản ánh được mở rộng hơn, cách khai thác sâu hơn, tồn diện hơn và hình thức thể hiện cũng đã giảm bớt được sự khô khan, cứng nhắc.

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w