Các yếu tố nội dung thông điệp

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 46 - 53)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Các yếu tố nội dung thông điệp

Như đã nêu ở chương 1, một thông điệp tốt cần đảm bảo những yêu cầu: phù hợp với cơng chúng, nhóm đối tượng; thể hiện rõ mục tiêu truyền thơng; phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy tắc và giá trị xã hội, văn hóa của dân tộc; phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội, thể hiện được lợi ích của cơng chúng - nhóm đối tượng; phù hợp với kênh truyền thơng là báo in; thông điệp ngắn gọn, hàm súc, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo.

Hơn nữa, khi tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thơng, nếu các thơng điệp có sự gắn kết, bổ sung cho nhau thì sẽ giúp cho chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao, nhưng nếu các thông điệp khơng có sự tương tác, hoặc chỉ một thơng điệp khơng đảm bảo u cầu thì chắc chắn sẽ làm giảm năng lực và hiệu quả chiến dịch truyền thơng ấy.

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra của tác giả năm 2011

Qua kết quả khảo sát và điều tra công chúng đối với 4 sự kiện, sự việc tiêu biểu: Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc, việc quản lý các trang mạng xã hội, vụ quặng bơ xít ở Tây Ngun được đăng trên báo chí ngành Cơng an từ tháng 5/2010 đến hết tháng 01/2011, sau khi nhận thức - nhớ và hiểu ý nghĩa các thông điệp truyền thơng về an ninh văn hóa, cơng chúng đã quan tâm hơn và hưởng ứng tích cực đối với các thông điệp liên quan đến nội dung này. Từ kết quả khảo sát, có thể

nhận thấy nội dung thơng điệp về truyền thơng an ninh văn hóa thường được truyền tải đến cơng chúng theo ba nhóm nội dung chính sau:

- Nhóm thứ nhất: Cung cấp cho cơng chúng - nhóm đối tượng những kiến thức về an ninh văn hóa nhằm tác động đến nhận thức của đối tượng.

Nội dung của nhóm này gồm: Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh văn hóa chiếm 11,2%; Mơ tả các hiện tượng, chỉ ra các âm mưu phá hoại an ninh văn hóa của các thế lực thù địch chiếm 51,8%; Nhận thức được hậu quả của việc quản lý an ninh văn hóa khơng triệt để chiếm 29,1%.

Cả 4 loại hình báo chí ngành Cơng an đã góp phần chuyển tải thơng điệp an ninh văn hóa từ các nhà lãnh đạo, quản lý đến với đông đảo quần chúng nhân dân, làm giảm bớt tính khơ khan của các báo cáo, văn bản nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, chân thực và khách quan. Nhiều thơng điệp đã giúp công chúng nhận thức đúng bản chất của sự việc từ đó tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề an ninh văn hóa. Cũng có những thơng điệp tích cực thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc giải quyết những vấn đề an ninh văn hóa mà xã hội đang bức xúc. Điển hình là loại bài viết “Việt Tân và bản chất khủng bố, phản động cố hữu” của tác giả Trần Duy Hiển đăng trên mục Sự kiện - Bình luận của Chuyên đề An ninh thế giới. Hay khi báo

Công an nhân dân và Công an nhân dân Online đăng tải nguyên văn 03 dự

thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XI để lấy ý kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, ngay lập tức tòa soạn đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía độc giả. Sau 1,5 tháng đã có hơn 600 ý kiến của các cá nhân, tổ chức gửi về cho tịa soạn góp ý về dự thảo báo cáo chính trị trên. Dư luận đánh giá đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao vai trị của nhân dân trong các

cơng tác của Đảng. Có thể nói, 2 tờ báo này đã tạo được diễn đàn giúp cơng chúng có thể dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và nguyện vọng đối với những chính sách của Nhà nước, qua đó giúp những chính sách, chủ trương đó gần gũi với cuộc sống hơn. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí tập trung đưa tin bài về việc một số Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở thí điểm bầu trực tiếp chức danh Bí thư, đại hội Đảng cấp trên cơ sở và đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Đây là một trong những vấn đề cán bộ Đảng viên tại cơ sở rất quan tâm.

- Nhóm thứ hai: Xây dựng thái độ của cơng chúng - nhóm đối tượng đối với các sự kiện, sự việc liên quan đến an ninh văn hóa. Nội dung cụ thể: Cảnh báo cho các tổ chức, cá nhân các trang mạng liên quan đến an ninh văn hóa chiếm 11,8%; Biểu dương các cá nhân, tập thể có đóng góp trong việc đảm bảo an ninh văn hóa chiếm 9,6%; Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh văn hóa chiếm 27%.

Kết quả khảo sát cho thấy: có q ít thơng điệp thể hiện nhóm nội dung này. Đây là điều các cơ quan báo chí cần phải chú ý, bởi việc cảnh báo các trang mạng có nội dung xấu liên quan đến an ninh văn hóa là rất cần thiết, hơn thế nữa, việc biểu dương các tấm gương có đóng góp trong việc bảo vệ an ninh văn hóa cũng cần phải được quan tâm hơn nữa nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh với những yếu tố tiêu cực. Những tác phẩm tiêu biểu là: “Người ẩn danh sau những chiến công” của

Phạm Miên, Đăng Trường đăng ngày 19/12/2010 trên Công an nhân dân Online, “Thầm lặng những chiến sĩ an ninh cao nguyên đất đỏ” của tác giả Ngọc Như…

- Nhóm thứ ba: Đề xuất những phương án quản lý, xử phạt những vi phạm để đảm bảo an ninh văn hóa chiếm 54,2%. Các thơng điệp thuộc nhóm này chủ yếu tập trung nhiều vào việc phản ánh, đề xuất các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm đến an ninh văn hóa, có tác dụng cảnh

báo, răn đe, giáo dục, như thông điệp về vụ án Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức với tiêu đề “33 năm tù cho bốn đối tượng hoạt động

nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” .

Đánh giá về nội dung các sản phẩm báo ngành CA Báo CAND Phát thanh VANTQ Truyền hình VANTQ Chuyên đề ANTG

Sẵn sàng cung cấp tư liệu cho độc giả về mọi lĩnh vực mà họ quan tâm

27% 33,3% 33% 22%

Phân tích sâu các vấn đề, sự kiện nổi bật trong đời sống xã hội

23% 16,7% 21% 48,3%

Tích cực trong việc bảo vệ an ninh văn hóa 40,2% 23,1% 25% 17,6% Đáp ứng được nhu cầu/thị hiếu thông tin của độc giả 9% 25,6% 20% 12,8%

Khác 0,8% 1,3% 1% 0,9%

Hình 2.1: Đánh giá của cơng chúng về nội dung các sản phẩm báo

ngành Công an

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra của tác giả năm 2011

Bảng đánh giá trên cho thấy: việc truyền thông bảo vệ an ninh văn hóa của hệ thống báo chí ngành Cơng an được cơng chúng đánh giá cao so với các tiêu chí khác, cụ thể: báo Cơng an nhân dân với 40,2%, chương trình phát thanh Vì an ninh Tổ Quốc 21,3%, chương trình truyền hình Vì an

ninh Tổ Quốc 25%, Chuyên đề An ninh thế giới 17,6%. Qua đây có thể

thấy rằng báo chí ngành Cơng an đực biệt quan tân đến vấn đề an ninh văn hóa và đã rất tích cực trong việc tuyên truyền bảo vệ vấn đề này.

Tuy nhiên, bảng số liệu này cũng chỉ ra rằng công chúng mong muốn được cung cấp nhiều thông tin hơn nữa: nhật báo Công an nhân dân mới

chỉ đáp ứng được 9% nhu cầu thông tin của công chúng, tỷ lệ này ở Chuyên đề An ninh thế giới là 12,8%. Chuyên đề An ninh thế giới cũng

được công chúng đánh giá chưa cao trong việc sẵn sàng cung cấp tư liệu cho độc giả về các lĩnh vực mà họ quan tâm (22%).

Thực tế cho thấy, khi có sự kiện xảy ra, cơng chúng rất muốn nắm được thông tin từ các nhà quản lý, các cơ quan chức năng - những nguồn tin chính thống và có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí, các nhà báo của báo chí Việt Nam nói chung và của ngành Cơng an nói riêng đáp ứng kịp thời nhu cầu này. Nguyên nhân là do sự “cảnh giác” quá cao cảu cá cơ quan báo chí và các nhà báo đối với mảng đề tài nhạy cảm như an ninh văn hóa. Lúc này, buộc cơng chúng phải tìm đến những nguồn thơng tin từ các trang mạng xã hội hay nguồn tin của các tổ chức khác. Như thế báo chí chính thơng sẽ tự làm mất đi khả năng định hướng dư luận, cũng có nghĩa an ninh văn hóa sẽ khơng được đảm bảo. Nếu không nắm vững lý thuyết về xây dựng, thiết kế thơng điệp và cịn giữ tâm lý “chờ đợi sự kiểm duyệt” thì báo chí Việt Nam nói chung và báo chí ngành Cơng an nói riêng sẽ khơng đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của công chúng.

Trong thời gian tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cách thức đưa tin về quyết định xây dựng các cổng chào tại cửa ngõ Thủ đô và vụ nổ kho pháo hoa tại Mỹ Đình đã gây những luồng dư luận xấu trong nhân dân. Đây là một bài học mà những người làm báo cần phải rút kinh nghiệm.

Các nhà quản lý báo chí của ngành cần phải đặc biệt quan tâm đến những con số này để đáp ứng tốt hơn nữa thị hiếu ngày càng cao của cơng chúng.

Tiêu chí đánh giá thơng điệp Đạt

yêu cầu Khá Tốt

Chất lượng cao

Cách truyền tải thơng điệp 6,8% 28% 43,4% 22,9% Phân tích, bình luận làm rõ vấn đề 11% 25,4% 41,5% 22% Khả năng định hướng dư luận 9,3% 26,3% 47,4% 16,9% Khả năng thúc đẩy hành động 12,7% 31,4% 30,5% 25,4%

Hình 2.2: Đánh giá các tiêu chí của thơng điệp an ninh văn hóa trên

các sản phẩm báo ngành Công an

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra của tác giả năm 2011

Từ kết quả phân tích phiếu điều tra có thể thấy: cơng chúng đánh giá cao những tiêu chí của thơng điệp an ninh văn hóa được thể hiện trên các sản phẩm báo chí ngành Cơng an. Cách thức truyền tải đạt loại Khá (38%), phương pháp phân tích, bình luận làm rõ vấn đề đạt loại Tốt (41,5%). Từ đó giúp thơng điệp về an ninh văn hóa trên báo chí ngành Cơng an thực hiện Tốt khả năng định hướng dư luận (47,4%) và khả năng thúc đẩy hành động được công chúng xếp loại Khá (31,4%).

Như vậy, có thể kết luận rằng: Những thơng điệp về an ninh văn hóa được thiết kế, xây dựng trên báo chí ngành Cơng an phù hợp với cơng chúng và đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn mà công chúng đặt ra. Điều này cũng cho thấy trong q trình thiết kế, xây dựng thơng điệp, nhà báo - nhà truyền thơng đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về cơng chúng - nhóm đối tượng chính và đặt việc phục vụ nhóm này lên vị trí hàng đầu. Công chúng dễ dàng tiếp nhận các thơng đi veệ an ềninh văn hóa trên cả 4 loại hình báo chí được khảo sát, hầu hết các thông điệp đều thể hiện rõ ràng lợi ích của cơng chúng giúp thu hút được sự quan tâm của họ.

2.1.1. Các tác phẩm phản ánh sự kiện Đại lễ 1000 năm ThăngLong - Hà Nội

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w