8. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Các tác phẩm phản ánh sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nộ
Đại lễ 1000 năm Thăng Long được tổ chức từ ngày 01/10/2010 đến ngày 10/10/2010 với tâm điểm là Thủ đơ Hà Nội nhằm kỉ niệm trịn 1.000 năm kể từ khi Kinh đơ Thăng Long chính thức là Thủ đơ của Việt Nam. Nhiều cơng trình được xây dựng và nhiều sự kiện được tổ chức để chào mừng Đại lễ với các lễ hội văn hóa truyền thống. Đây là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử mang tầm quốc gia, đồng thời là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Đại lễ cũng là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước, con người cùng những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam đến với bạn bè năm châu.
Báo chí tập trung xây dựng các thơng điệp tuyên truyền cho sự kiện này bắt đầu từ tháng 4, tháng 5/2010 kéo dài đến hết tháng 10/2010, trong đó cao điểm là tháng 8 đến tháng 10/2010.
Trong khoảng thời gian này, cả 4 loại hình báo chí ngành Cơng an đều tổ chức xây dựng những chiến dịch truyền thông nhằm tuyên truyền cho Đại lễ nghìn năm này. Nội dung chính tập trung vào việc tổ chức các hoạt động lễ và hội diễn ra trong 10 ngày đầu tháng 10/2010; việc trang trí lại bộ mặt của thành phố; việc kêu gọi vận động nhân dân tham gia các phong trào chung: không xả rác bừa bãi ra đường phố gây mất mỹ quan đơ thị, giữ gìn vệ sinh chung; khơng lấn chiếm lịng đường vỉa hè; xây dựng nếp sống người Hà Nội văn minh, thanh lịch..., điển hình là các tác phẩm:
“Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” đăng ngày 30/4/2010, “Hà Nội: Tổ chức thi trang hoàng đường phố” đăng ngày 23/6/2010 trên Cơng an nhân dân,
đặc biệt trong đó có bài “Một tháng trước Đại lễ 1000 năm: Chạy nước rút về đích” của tác giả Vũ Hân - Ngọc Yến phỏng vấn đồng chí Lê Tiến Thọ,
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch được đánh giá là một tác phẩm chất lượng tốt, thông điệp được truyền tải rất rõ ràng và có khả năng định hướng dư luận cao.
Các hoạt động liên quan tới 10 ngày tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã được các loại hình báo chí ngành Cơng an cập nhật và đăng tải liên tục nhằm thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với Đại lễ. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của quần chúng nhân dân, các hoạt động chính của Đại lễ đều được cập nhật liên tục trong tất cả các số báo, các chương trình phát thanh, truyền hình như: Lễ khai mạc 10 ngày đại lễ, chương trình “Đêm Hồ Gươm lung linh”, Lễ trao giải cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long 1.000 năm văn hiến, anh hùng”, Lễ trao giải thưởng báo chí 2010, Lễ hội Du lịch, Lễ hội Ẩm thực, “170 nghệ nhân thi thả diều hưởng ứng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” đăng ngày 01/6/2010,
"Tạo dựng lễ hội sân khấu” đăng trên Công an nhân dân ngày 25/9/2010
của tác giả Ngơ Hương Sen…
Sau Đại lễ, báo chí ngành Cơng an cũng có những tác phẩm tổng kết, đánh giá lại công tác tổ chức sự kiện này với cách nhìn thẳng thắn, khách quan. Điển hình là: “Dấu ấn diễu binh” ngày 11/10/2010, “Tình nguyện
nhặt rác trên con đường gốm sứ” đăng trên Chuyên đề An ninh thế giới ngày 17/10/2010,“Tự nhiên... phá hoại như người đi xem hội” của Cao
Hồng,“Còn đâu nét thanh lịch” đăng ngày 19/10/2010...
Kết quả khảo sát cho thấy, các thông điệp được xây dựng để tuyên truyền về an ninh văn hóa trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đều thể hiện rất rõ mục tiêu truyền thơng (97,2%), phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước (89,1%), phù hợp với cơng chúng - nhóm đối tượng (95,5%), đạt hiệu quả truyền thông cao, giúp công chúng nhận thức được thơng điệp một cách dễ dàng, từ đó đã có sự thay đổi trong nhận thức, hành động.