Tầm quan trọng của an ninh văn hóa

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 35 - 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Tầm quan trọng của an ninh văn hóa

An ninh văn hóa và việc đảm bảo sự ổn định và phát triển trong lĩnh vực văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân đưa ra định nghĩa như sau:

An ninh tư tưởng - văn hóa là sự ổn định và phát triển của tư tưởng - văn hóa đúng định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận của an ninh quốc gia [33, tr.18].

Như vậy, có thể thấy rằng an ninh văn hóa là một bộ phận rất quan trọng, góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nâng cao lòng tin và sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần ngăn ngừa nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn bó chặt chẽ quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, những biến động về chính trị, kinh tế ở các nước ln tác động và lan tỏa nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Việt Nam, trước hết là đến lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội kéo theo sự khủng hoảng về lý luận đã tác động tiêu cực đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, làm cho một bộ phận dao động, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó nảy sinh tư tưởng hướng ngoại, sùng bái các giá trị văn hóa, lối sống tư sản phương Tây. Các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia chưa được loại trừ, hoạt động diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đã và đang có những diễn biến mới và phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nguy hiểm hơn, nó đã tác động tiêu cực vào nội bộ khiến các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng bộc lộ rõ. Chúng ln tìm cách lợi dụng các vấn đề nhạy cảm như: tơn giáo, chính trị, nhân quyền... để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa với những diễn biến hết sức khó lường, như: thơng qua các tổ chức quốc tế, các báo cáo, đạo luật vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; lợi dụng dân chủ, nhân quyền để phá hoại tư tưởng, tác động tự

diễn biến vào nội bộ nước ta; lợi dụng chiêu bài nhân quyền để kích động tư tưởng ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số; kết hợp, móc nối đối tượng chống đối trong nước với bọn phản động nước ngoài để chống phá Việt Nam...

Cuộc cạnh tranh về kinh tế hiện nay cũng gắn liền với cuộc cạnh tranh về văn hóa. Các cơng ty khổng lồ của ngành cơng nghiệp văn hóa đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hóa phương Tây xâm nhập mãnh mẽ vào Việt Nam, gây ra những hiệu ứng tiêu cực tới lối sống, đạo đức xã hội, mất cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Đó là những biểu hiện của cuộc “xâm lăng văn hóa” mà nước ta đang phải đối mặt. Ngày 09/4/1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 14 - CT/TW về việc lãnh đạo việc quản lý, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam đã chỉ rõ:

Mạng Internet cịn có thể bị lợi dụng để tuyên truyền những thơng tin khơng có lợi với nội dung xun tạc sự thật, truyền bá lối sống, sinh hoạt văn hóa khơng lành mạnh, các bí mật về kinh tế, công nghệ và các tài liệu có nội dung vu cáo, kích động, chống đối.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường gây ra sự phân hóa mạnh mẽ về cơ hội và điều kiện sáng tạo, truyền bá các giá trị văn hóa trên phương tiện truyền thông đại chúng. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới lĩnh vực văn hóa, làm xuất hiện trong xã hội xu hướng thương mại hóa, tư nhân hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích trong hoạt động văn hóa văn nghệ. Trong khi đó, cơng tác quản lý nhà nước đổi với dịch vụ và hoạt động văn hóa cũng cịn nhiều bất cập, yếu kém, ảnh hưởng tới an ninh trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Tại Việt Nam đã xuất hiện một số tác phẩm văn hóa,

các bài báo, ấn phẩm văn hóa có nội dung nhạy cảm về chính trị, thậm chí trái với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng; nhiều tác phẩm có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tình trạng này ngày càng đáng lo ngại, bởi nó tác động xấu đến đời sống tinh thần của xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận công chúng, đe dọa việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Điều này không những cản trở việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn thẩm thấu vào nền tảng xã hội, thậm chí nếu khơng được ngăn chặn kịp thời, chúng có thể đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của an ninh quốc gia. Công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái còn thụ động và thiếu sắc bén, công tác nghiên cứu lý luận chưa theo kịp với thực tiễn - đó là điều kiện để các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch nảy sinh và lan truyền, tác động đến các giai tầng xã hội, nhất là lớp trẻ.

Như vậy, bảo vệ an ninh văn hóa là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, là một khâu cơ bản trong cuộc cách mạng tư tưởng - văn hóa và là nhiệm vụ quan trọng của cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động. Bảo vệ an ninh văn hóa thực chất là một bộ phận của công tác bảo vệ nội bộ thuộc cơ quan an ninh, trước hết là lực lượng an ninh văn hóa - tư tưởng trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng là bảo vệ sự trong sáng của hệ tư tưởng mà Đảng đã chọn, đảm bảo cho xã hội được bình yên, văn minh, lành mạnh. Những giá trị đạo đức truyền thống được phát huy và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ đội ngũ văn nghệ sỹ, ngăn chặn tác động của các trào lưu văn hóa tư tưởng phản động độc hại thẩm thấu vào nước

ta. Chống sự gieo rắc có chủ ý văn hóa lối sống phương Tây, tư tưởng tự do tư sản của các thế lực thù địch trong quần chúng nhân dân, nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

Với nội dung quản lý Nhà nước về công tác an ninh trên những phạm vi đã nêu trên địi hỏi Việt Nam phải có phương thức quản lý phù hợp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khóa IX nêu rõ:

Quản lý Nhà nước về an ninh văn hóa, tư tưởng là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền được thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các phương tiện khác để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, văn hóa tư tưởng của Nhà nước.

Trước yêu cầu khách quan của tình hình mới, vai trị các phương tiện thơng tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống báo chí ngành Cơng an càng được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ của hệ thống báo chí ngành Cơng an nói riêng, báo chí Cách mạng Việt Nam nói chung trong mọi thời kỳ ln tham gia tích cực nhiệm vụ mà Văn kiện Đại hội X đã chỉ ra:

Phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Báo chí ngành công an với việc xây dựng thông điệp về an ninh văn hóa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w