- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên;
3.2.2. Đối với các nhà báo, các biên tập viên
- Về bản lĩnh chính trị:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhà báo vĩ đại đã căn dặn: Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng [24, tr.201].
Thấm nhuần tư tưởng này, mỗi nhà báo - nhà truyền thông luôn phải giữ vững bản lĩnh chính trị, cái tâm của người cầm bút cũng như đạo đức nghề nghiệp, tuyệt đối qn triệt tơn chỉ, mục đích của tờ báo, xứng đáng với vai trị là người đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh văn hóa nói riêng và an ninh quốc gia nói chúng, xứng đáng là người chiến sĩ Công an nhân dân.
- Về chuyên môn nghiệp vụ:
Trong hoạt động truyền thông về an ninh văn hóa, mỗi nhà báo - nhà truyền thơng cần đặc biệt quan tâm đến những điểm sau nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động truyền thông:
Thứ nhất, nắm vững các kiến thức về truyền thông, tổ chức chiến
dịch truyền thông, đặc biệt phải nắm vững các đặc trưng của từng kênh giao tiếp để có thể khai thác triệt để hiệu ứng do nó đem lại, nhằm nâng cao chất lượng của thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyền thơng.
Mỗi loại kênh truyền thơng đều có những đặc điểm riêng, thế mạnh và hạn chế riêng. Tùy từng thời điểm mà mỗi kênh có thể phát huy thế mạnh riêng của mình, các kênh cũng có thể kết hợp lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng thể vô cùng to lớn trong quá trình tác động làm thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi của đông đảo quần chúng nhân dân.
Nắm bắt được các mơ hình truyền thơng, cơ chế tác động của truyền thơng, đặc thù và vai trị truyền thông đại chúng sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông một cách hợp lý. Những người tổ chức thực hiện sẽ biết phải một thông điệp truyền thông chuyển tới độc giả như thế nào, mục tiêu cuối cùng của truyền thơng là gì, những yếu tố nào ảnh hưởng đến q trình truyền thơng.
Thứ hai, những kiến thức về báo chí rất quan trọng vì đây là chiến dịch
truyền thơng do một cơ quan báo chí tổ chức và tác động vào cơng chúng của cơ quan báo chí ấy.
Trước hết, các nhà tổ chức phải hiểu được ưu thế và hạn chế của loại hình báo chí của mình và các loại hình báo chí khác khi thực hiện một chiến dịch truyền thơng. Từ đó xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan khác thực hiện chiến dịch cho phù hợp. Các nguyên tắc hoạt động báo chí, chức năng của báo chí, trách nhiệm xã hội của nhà báo là những yêu cầu có tính cơ bản mà những nhà tổ chức cần nắm rõ khi
thực hiện chiến dịch truyền thông để đảm bảo thông tin, tuyên truyền, vận động đúng hướng.
Thứ ba, nắm vững các nguyên tắc cơ bản nhằm chuyên nghiệp hoá
hoạt động tổ chức, thực hiện cũng như để tăng cường tối đa hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
Các nguyên tắc này bao gồm các bước lập kế hoạch cho chiến dịch, triển khai thực hiện chiến dịch và giám sát, đánh giá, duy trì hoạt động truyền thơng. Những kiến thức về truyền thơng, chiến dịch truyền thơng và báo chí sẽ là nền tảng cho việc tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thơng của cơ quan báo chí nói chung và bản thân mỗi nhà báo nói riêng.
Bên cạnh đó, nhà báo - nhà truyền thồng cũng phải nắm chắc các kỹ năng cơ bản nhất để lập kế hoạch và thực hiện một chiến dịch truyền thông:
Thứ nhất, kỹ năng xác định và phân tích đối tượng: Xác định là việc
làm rõ hoạt động của chiến dịch truyền thơng sẽ hướng vào ai, nhóm người cụ thể nào. Trong hoạt động truyền thơng vấn đề an ninh văn hóa hiện nay của các loại hình báo chí của ngành Cơng an đã hướng đến năm nhóm đối tượng ưu tiên, đó là năm nhóm cơng chúng - đối tượng có thể coi là mục tiêu nếu các cơ quan báo in tổ chức chiến dịch truyền thơng về vấn đề này. Phân tích đối tượng bằng cách lập các ma trận phân tích đối tượng trên các bình diện: các chỉ số nhân khẩu xã hội học; thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi trước khi thực hiện chiến dịch truyền thơng; thói quen, sở thích liên quan đến việc tiếp cận, sử dụng các kênh truyền thơng khác nhau như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử...
Thứ hai, kỹ năng xây dựng mục tiêu truyền thông: là sự thể hiện
phương hướng và yêu cầu cụ thể của chiến dịch truyền thông trong một khoảng thời gian xác định. Xây dựng mục tiêu không thể thiếu việc định ra
các chỉ số để đo lường mục tiêu. Chỉ số chính là thước đo hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
Thứ ba, kỹ năng thiết kế thông điệp. Để thiết kế được một thông điệp
tốt, những người tổ chức cần chú ý các yêu cầu của một thông điệp trong chiến dịch truyền thông. Trước hết, thông điệp phải phù hợp với đối tượng và phải gắn với mục tiêu của chiến dịch, hướng tới làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng. Bên cạnh đó, cần có sự nhất quán giữa thơng điệp chính với các thông điệp cụ thể xuyên suốt cả chiến dịch truyền thông.
Thứ tư, kỹ năng thu thập thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi của
độc giả rất có giá trị bởi nó cho thấy phần nào hiệu quả của chiến dịch truyền thơng. Những góp ý, phản hồi chân tình từ phía độc giả nhiều khi lại là những sáng kiến hay để toà soạn điều chỉnh chiến dịch thêm hấp dẫn, hiệu quả. Khi nhận được những phản hồi của bạn đọc, toà soạn cần phân tích xem chiến dịch đã tác động thế nào đến độc giả, họ đánh giá chất lượng chiến dịch ra sao và có những đề xuất gì. Để phục vụ tốt nhất độc giả, các tờ báo phải “mang đến cho người đọc cần chứ khơng phải cái mà
mình có”.
Thứ năm, kỹ năng quản lý truyền thông: Để đảm bảo chiến dịch diễn
ra đúng tiến độ, theo đúng các mục tiêu và kế hoạch ban đầu, ban biên tập cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động của phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện chiến dịch. Đồng thời cần đề cao tính độc lập của những người thiết kế thông điệp này, cùng là những người trực tiếp chứng kiến sự kiện, hiểu sự kiện hơn cả nên có thể đưa ra những quyết định hợp lý. Ngồi ra, ban biên tập cần đưa ra những cách tổ chức, bố trí hình thức thể hiện thơng điệp, thiết kế các chuyên trang, chuyên mục phù hợp để truyền thơng về an ninh văn hóa đạt hiệu quả hơn.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, người viết đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả việc xây dựng các thông điệp về an ninh văn hóa của 4 loại hình báo chí ngành Cơng an thông qua việc khảo sát 4 sự kiện nổi bật trong năm 2010. Các sản phẩm được khảo sát đã thực sự trở thành cầu nối đưa thông điệp từ nguồn phát nhà truyền thơng đến với cơng chúng - nhóm đối tượng. Các thông điệp đã giúp công chúng hiểu đúng bản chất của sự việc, từ đó có sự điều chỉnh trong nhận thức và hành động.
Từ kết quả khảo sát việc xây dựng thông điệp và tổ chức các chiến dịch truyền thơng về an ninh văn hóa, tác giả rút ra mơ hình cơ chế tác động của thơng điệp truyền thơng về an ninh văn hóa đến cơng chúng - nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả truyền thơng về an ninh văn hóa của các loại hình báo chí ngành Cơng an dựa trên những vấn đề được đặt ra trong q trình xây dựng, thiết kế thơng điệp.
1. Đối với cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí: cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa, quản lý văn hóa và đảm bảo an ninh văn hóa. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhằm nâng cao chất lượng cơng tác bảo vệ an ninh văn hóa trong thời kỳ mới. Đặc biệt, cần hồn chỉnh các nguyên tắc và đưa ra khung lý thuyết chuẩn về kỹ năng xây dựng thơng điệp nói chung và thơng điệp về an ninh văn hóa nói riêng, trong đó phải đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức và các yêu cầu cơ bản của thông điệp truyền thông.
2. Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên: Ngồi việc rèn luyện những phẩm chất chính trị cần phải có, các phóng viên, biên tập viên
thuộc các cơ quan báo chí ngành Cơng an cần nắm vững kiên thức về truyền thơng nói chung, việc tổ chức chiến dịch truyền thơng nói riêng. Đặc biệt, phải nắm vững và vận dụng thành thạo đặc trưng của từng kênh giao tiếp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác truyền thông về an ninh văn hóa.
Bên cạnh đó, tác giả nêu một vài giải pháp tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thơng cho các cơ quan báo chí của ngành Cơng an nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung trong tình hình hiện nay để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác truyền thông trong một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm như an ninh văn hóa.
KẾT LUẬN
An ninh văn hóa là một nội dung quan trọng vì nó có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ đối với an ninh chính trị, an ninh kinh tế, là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay, vấn đề an ninh văn hóa đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an hết sức quan tâm trên cơ sở cụ thể hóa từ quan điểm, đường lối, chính sách bằng các văn bản, kế hoạch cụ thể. Chính vì vậy, thời gian gần đây, báo chí Việt Nam nói chung, báo chí ngành Cơng an nói riêng đã có những thay đổi nhằm đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về vấn đề an ninh văn hóa và đã đạt được những thành công nhất định.
Thông qua việc khảo sát bốn sự kiện nổi bật trong năm 2010, người thực hiện luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu về thông điệp, thông điệp an ninh văn hóa và những thành cơng cũng như những điểm cịn tồn tại trên cả 4 loại hình báo chí của ngành Cơng an. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng thơng điệp, góp phần tích cực trong cơng tác tun truyền bảo vệ an ninh văn hóa.
Thiết kế thơng điệp là một khâu quan trọng trong việc lập kế hoạch truyền thông, từ đó giúp tổ chức, thực hiện thành công các chiến dịch truyền thơng. Mục đích của việc làm này khơng chỉ tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng mà cịn giúp nâng cao chất lượng và uy tín của các cơ quan truyền thơng. Kết quả nghiên cứu của luận văn được tóm tắt ngắn gọn ở ba điểm sau đây:
1. Thiết kế thông điệp truyền thơng về an ninh văn hóa trên hệ thống báo chí ngành Cơng an ít nhất đã đảm bảo các yếu tố: nội dung, hình thức,
các yêu cầu cơ bản, yếu tố tâm lý và thời điểm phát thơng điệp. Dù ở yếu tố nào thì các thơng điệp truyền thơng về an ninh văn hóa đã đáp ứng được những ưu điểm quan trọng song vẫn không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục. Nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần nào giúp các nhà quản lý, nhà thiết kế truyền thơng có được cái nhìn cụ thể về kỹ năng thiết kế thông điệp truyền thơng về an ninh văn hóa, từ đó nâng cao và hồn thiện kỹ năng này cho các cơ quan báo chí trong hệ thống báo ngành Công an.
2. Các thông điệp truyền thơng về an ninh văn hóa trên báo chí ngành Cơng an có tác động tích cực đến nhận thức, thái độ, hành vi của cơng chúng - nhóm đối tượng. Ba nhóm nội dung chính của thơng điệp truyền thơng đều hướng đến việc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cơng chúng - nhóm đối tượng. Vì thế các thông điệp này đã tác động rất mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hành vi của cơng chúng - nhóm đối tượng. Tác động này được thể hiện qua hiệu quả truyền thơng về an ninh văn hóa trong các loại hình báo chí được lựa chọn để khảo sát. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại những tác động tiêu cực nhận thức, thái độ, hành vi của cơng chúng - nhóm đối tượng.
3. Trong truyền thơng về an ninh văn hóa, các cơ quan báo chí ngành Cơng an chỉ mới dừng lại ở các thơng điệp từ các bài viết, ảnh báo chí mà chưa có các chiến dịch truyền thông với mục tiêu truyền thông cụ thể. Trong khi ngày càng nhiều các cơ quan báo chí huy động nhân lực, vật lực tổ chức các chiến dịch truyền thông với quy mô từ nhỏ đến lớn, định kỳ hoặc không định kỳ nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng, đồng thời cũng là để nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng thì lại chưa thấy xuất hiện một chiến dịch truyền thông tầm cỡ nào về vấn đề an ninh văn hóa. Năm 2010 được coi là có nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề an ninh văn hóa, cả 4 loại hình báo chí được lựa chọn để khảo sát đều đã đưa ra được những
chiến dịch truyền thơng về an ninh văn hóa một cách thực sự hiệu quả. Tất cả những thông điệp độc lập trong từng bài viết đã có sự hệ thống, xâu chuỗi bài bản và lâu dài thành chiến dịch truyền thông. Điều này là giải pháp hiệu quả làm giảm bớt sự chênh lệch giữa yếu tố lý trí và tình cảm, tính nghiêm túc và hài hước, cân bằng giữa yếu tố tích cực và tiêu cực trong thông điệp truyền thông. Đây là những thông điệp phong phú, đầy đủ, nhiều chiều trong một dịng thơng tin liên tục, dày đặc, dài hơi. Các chiến dịch truyền thông về an ninh văn hóa được thực hiện thành cơng đã tạo ra ý nghĩa giá trị xã hội nhất định và tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi của cơng chúng - nhóm đối tượng.
Qua thực tế khảo sát thơng điệp truyền thơng vấn đề an ninh văn hóa trên báo chí ngành Cơng an và tác động của những thơng điệp đó đến cơng chúng - nhóm đối tượng, người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thiết kế thông điệp truyền thông về vấn đề này, từ đó hi vọng sẽ giúp được các cơ quan báo chí của ngành hình thành ý tưởng tổ chức những chiến dịch truyền thông thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan của người viết nên những đóng góp chủ yếu của luận văn mới chỉ gợi ra vấn đề và những nghiên cứu được thực hiện trong luận văn mới chỉ dừng lại ở những bước cơ bản, ban đầu. Chúng tơi rất mong rằng trong lương lai sẽ có cơ hội tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề này. Tuy nhiên chúng tơi tin tưởng rằng mình đã góp một phần nhỏ vào khung lý thuyết về xây dựng thông điệp truyền thơng về an ninh văn hóa và cung cấp một số đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả tác động của các kênh truyền thơng đến cơng chúng - nhóm đối tượng về vấn đề an ninh văn hóa và hình thành ý tưởng tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thơng về an ninh văn hố cho các cơ quan báo chí ngành Cơng an.