Ổn định chính trị - xã hội là trạng thái xã hội mà trong đó sự vận hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ, tạo điều kiện cho xã hội phát triển bình thường, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được đảm bảo. Để đạt được sự ổn định chính trị - xã hội cần có các điều kiện sau: Thứ nhất, hệ thống thực thi quyền lực chính trị nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng đạt hiệu lực, hiệu quả, an ninh trật tự, an toàn - xã hội được giữ vững. Thứ hai, ý chí, quyền và lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân được đảm bảo. Sự vận hành của hệ thống chính trị, sự thực thi quyền lực chính trị như nói ở trên với mục đích cuối cùng là nhằm đáp ứng nguyện vọng, lợi ích cơ bản của mọi tầng lớp nhân dân. Thứ ba, sự phát triển bền vững của đất nước phù hợp với xu thế của thời đại và tiến bộ xã hội: Ổn định chính trị - xã hội là một trạng thái động, ln biến đổi chứ khơng đứng n. Vì thế, để sự ổn định chính trị - xã hội bền vững đòi hỏi đất nước phải phát triển phù hợp với xu thế của thời đại và sự tiến bộ xã hội. Điều kiện để có sự phát triển bền vững là sự phát triển của hiện tại là tiền đề và không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tương lai; giới cầm quyền phải có đường lối, chính sách phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Thứ tư, những giá trị của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ, tạo niềm tin cho các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước: Mỗi cá nhân là một thực thể xã hội có những điểm chung với các thành viên khác nhưng cũng có những sự khác biệt cần được xã hội chấp nhận. Đó là các quyền tự do của mỗi cá nhân: tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, v.v.. Nếu các quyền tự do được đảm bảo thì mỗi người sẽ có điều kiện phát huy cao độ năng lực của mình để đóng góp nhiều nhất cho xã hội và có niềm tin sâu sắc ở giới cầm quyền vì đã biết tơn trọng mỗi cá nhân. Quyền tự do của mỗi cá nhân được tôn trọng và bảo vệ sẽ tạo điều kiện cho việc ổn định chính trị - xã hội.
Ở nước ta, thơng qua việc thực hiện chiến lược đại đồn kết dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -
văn hóa - xã hội, củng cố quốc phịng an ninh. Đánh giá tình hình khối đại đồn kết tồn dân tộc, Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX nhận định: “Khối đại đồn kết tồn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước” [21, tr.10]. Như phân tích ở trên, thì đồn kết, tập hợp thanh niên đó là một bộ phận trong chiến lược đại đồn kết dân tộc của Đảng, do vậy đoàn kết, tập hợp thanh niên có vị trí, tầm quan trọng và là nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị. Điểm nóng ở Tây Ngun (năm 2001 và
năm 2004) xảy ra là một minh chứng rõ nét, hơn mười ngàn người dân tham gia biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định về an ninh chính trị, trong đó số lượng thanh niên tham gia với tỷ lệ lớn. Điều đó, cho thấy cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp thanh niên bị các thế lực phản động dụ dỗ, lơi kéo và có hoạt động chống phá, gây mất an ninh, làm ảnh hưởng mối quan hệ dân tộc…đó cũng là một trong số nguyên nhân làm cho một số thanh niên thiếu giác ngộ, thiếu tổ chức, bị các thế lực thù địch lơi kéo, kích động tham gia biểu tình bạo loạn, gây mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự trên địa bàn.
Thanh niên là lớp người quyết định tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Đồng thời, thanh niên còn là lực lượng xã hội to lớn trong hiện tại. Cơ chế vận hành của Đảng của chế độ ta là: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Là một bộ phận đơng đảo trong các tầng lớp nhân dân, do đó, “thanh niên là một lực lượng làm chủ xã hội trong hiện tại” [66, tr.17]. Đảng, Nhà nước muốn đưa đất nước phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại cũng cần sự đồng tâm nhất trí, góp sức của đa số nhân dân, trong đó có đơng đảo lực lượng thanh niên. Khi đường lối, chính sách thực hiện được thì lợi ích, nguyện vọng của nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng cũng được thực hiện và đảm bảo được sự ổn định để phát triển. Khơng
phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta rất coi trọng thanh niên và cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên. Vào những năm đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà” [50, tr.84]. Trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận thanh niên là: lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an, dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quố. Trước yêu cầu đấu tranh, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đầu năm 1946, Bác chỉ thị thành lập Mặt trận đoàn kết thanh niên do Đồn Thanh niên Cứu quốc làm nịng cốt lấy tên là Tổng đoàn thanh niên Việt Nam, với lời dạy: “Đoàn kết là lực lượng” [50, tr.66], điều này có nghĩa rằng nếu ta phát huy được lực lượng tức là tạo ra được sức mạnh. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình, Đảng cộng sản Việt Nam ln đánh giá đúng vị trí, vai trị của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đảng luôn xác định thanh niên là một lực lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Thanh niên ln xung kích, tình nguyện, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”[23, tr.57]. Điều này phù hợp với lý luận Maxit về vai trò của thanh niên trong cuộc đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc trong lịch sử, khi V.Lê Nin và Stalin trong quan điểm chiến lược về công tác thanh niên cho rằng: “Thanh niên là tương lai của chúng ta, chúng ta là những người đã già rồi, thanh niên sẽ vác cờ của chúng ta đến đích thắng lợi cuối cùng” [16, tr.100]. Một trong những chủ trương đoàn kết, tập hợp thanh niên là nâng cao nhận thức chính trị của thanh niên trong việc nhận thức, phát huy vai trị, nhiệm vụ tham gia giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cảm nhận chính trị của thanh niên rất nhạy bén, thanh niên nhanh chóng tiếp thu được điều đó và dễ đồng tâm nhất trí với Đảng, chính quyền trong mọi chủ trương, chính sách. Đó là điều kiện căn bản để ổn định chính trị - xã hội.
1.2.2. Khả năng đồn kết, tập hợp thanh niên của Đồn TNCS HồChí Minh Chí Minh
1.2.2.1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ, chức năng và đặc điểm về tổ chứcvà hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh