Về lĩnh vực văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 58 - 60)

- Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.1.2.2. Về lĩnh vực văn hoá xã hộ

Đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, gắn phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội và không ngừng củng cố, phát triển những thành tựu về giáo dục, y tế, văn hoá. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao.

- Về giáo dục: Hệ thống đào tạo được đầu tư phát triển mạnh. Trường

Đại học Tây Nguyên, Trường Dạy nghề thanh niên dân tộc, Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Trung học y tế, Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện... xứng đáng là trung tâm đào tạo của Tây Nguyên. Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học trước năm 2000 và đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các huyện, thị xã, thành phố đều có trường dân tộc nội trú. Tồn tỉnh có 54 trường đạt chuẩn quốc gia; trường lớp được xây dựng khang

trang; đào tạo nghề tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 27,2% năm 2005 lên 37% năm 2010. Xã hội hóa đào tạo nghề được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

- Về y tế: Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, đến nay 100% xã đã có trạm y tế. Các chương trình y tế quốc gia, chính sách y tế cho người nghèo được thực hiện hiệu quả. Xã hội hóa lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn. Cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được triển khai khá đồng bộ đã góp phần duy trì mức giảm tỷ suất sinh hàng năm là 10/00.

- Về văn hố: Cơng tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn văn hoá dân tộc; phục hồi di sản văn hoá vật thể, phi vật thể đượ chú trọng; các lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng và lễ hội cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống. Đắk Lắk cịn là một trong những cái nơi ni dưỡng Khơng gian văn hóa cơng chiêng tây Ngun, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể nhân loại. Các thiết chế văn hoá cấp xã từng bước được xây dựng; cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cơ quan, đơn vị đạt kết quả khá, đã có 75% số hộ, 46% thôn buôn, tổ dân phố, 57% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa. Mạng lưới phát thanh - truyền hình được mở rộng, tỷ lệ phủ sóng đạt 100% (sóng quốc gia), chất lượng thơng tin được nâng lên, đóng góp tích cực vào việc tun truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí.

- Lao động, việc làm, chính sách dân tộc và một số vấn đề về xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2005-2010 đã giải quyết việc làm cho hơn

12 vạn lao động; tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nơng thơn xuống cịn 7,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cịn 2,98%; tỷ lệ hộ nghèo cịn 10%. Các chính sách về

kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả, đặc biệt đã hồn thành Chương trình 132, 134.

Tuy vậy, về văn hóa - xã hội của tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định: giải pháp kết hợp và lồng ghép các chương trình kinh tế với xã hội thiếu đồng bộ, sự phát triển giữa các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội chưa hài hịa. Chất lượng nguồn nhân lực cịn ở trình độ cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài: “Đội ngũ cán bộ khoa học so với cơ cấu lao động chiếm tỷ lệ còn thấp, thiếu chuyên gia giỏi ở các ngành, lĩnh vực trọng yếu” [18, tr.25]. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa vùng đồng bào Kinh và vùng đồng bào DTTS, giữa thành thị và nơng thơn đang có xu hướng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sự đồng thuận xã hội, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Tình trạng thanh niên DTTS thiếu việc làm còn nhiều, đang trở thành vấn đề bức xúc. Kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn cao, nguy cơ tái nghèo còn khá lớn.

Điều kiện văn hoá - xã hội ở Đắk Lắk cũng là điều đáng quan tâm trong cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên. Bởi Đắk Lắk là vùng có nhiều đặc thù về văn hố, xã hội. Đó là, có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống; trình độ dân trí thấp, nhiều ngơn ngữ, phong tục, tập quán khác nhau; tỷ lệ người có đạo trong dân số khá cao; cịn tồn tại nhiều luật tục ở các buôn, làng… Tất cả điều đó nói lên tính đa dạng, phức tạp về văn hoá - xã hội ở Đắk Lắk. Và đương nhiên, nó có tác động đến cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc cả mặt tích cực và tiêu cực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w