Về tình hình phát triển kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 56 - 58)

- Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Về tình hình phát triển kinh tế, xã hộ

Với nét đặc trưng, giàu bản sắc về văn hóa, Đắk Lắk cịn là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2005 - 2010 đạt 12,1%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2010 tổng GDP đạt 12.810 tỉ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 29.436 tỉ đồng, bằng 31,8% GDP, tăng 28,46% so với kế hoạch. Phát triển kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP). Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 174.740 ha. Sản lượng hàng năm trên dưới 435.000 tấn cà phê nhân. Hiện nay, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận trong phạm vi cả nước và quốc tế. Các chương trình, đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ngày càng có trọng tâm, trọng điểm hơn, đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.

Công tác quy hoạch được quan tâm hơn, hiện nay tỉnh Đak Lak đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt. Đã rà sốt bổ sung quy hoạch phát triển đơ thị đến năm 2020. Việc xây dựng các chương trình phát triển KT - XH giai đoạn 2010-2015 phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Trung ương; có sự đổi mới nhận thức về khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; chú trọng yếu tố phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Cùng với sự chỉ đạo phát triển chung tồn vùng, Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp “đặc thù” để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; huy động nguồn lực từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào. Nhiều vùng DTTS đã được tổ chức lại sản xuất; xây dựng mơ hình liên kết làm ăn với doanh nghiệp có hiệu quả. Tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng; hỗ trợ giống vật ni cây trồng, vật tư, phân bón; trợ cước trợ giá hàng hố nông sản và cấp không các mặt hàng chính sách theo Quyết định 168. Chương trình 135 lồng ghép với các chương trình, dự án khác và sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc hai ngành cà phê, cao su đã góp phần làm phát triển phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông liên vùng. Vùng DTTS 100% xã có điện thoại, trạm y tế, trường tiểu học, trường mẫu giáo, nhà trẻ, góp phần ổn định sản xuất, đời sống cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, về kinh tế - xã hội chưa tạo được nền tảng căn bản để tỉnh Đắk Lắk vươn lên trở thành vùng kinh tế phát triển; Quy mô kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chất lượng tăng trưởng chưa cao; một số chương trình kinh tế - xã hội triển khai chậm, thiếu các giải pháp quyết liệt, đồng bộ; phát triển nơng nghiệp thiếu tính bền vững; cơng tác quản lý tài nguyên - nhất là quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước còn nhiều bất cập; kết cấu hạ tầng nơng thơn cịn nhiều khó khăn, bất cập; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chậm được đổi mới, một số cơng trình chất lượng kém. Đặc biệt là sản xuất và đời sống vùng DTTS chưa

tạo được bước đột phá để có sự thay đổi cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất…nên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp cả về xã hội - chính trị. Như trên đã nói, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - văn hoá - xã hội, làm thay đổi cuộc sống của đại đa số người dân ở vùng đất giàu tiềm năng này. Song, hiện tại Đắk Lắk vẫn cịn nhiều khó khăn, thu nhập và đời sống của người dân cịn thấp, hộ đói nghèo cịn chiếm tỷ lệ cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, ảnh hưởng lớn đến nhận thức, tư tưởng, thái độ của thanh niên. Do đó, cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ, thanh niên là lực lượng lao động chính trong gia đình, trong các ngành kinh tế, hằng ngày họ phải lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, lo mưu sinh là chính, nên thời gian dành để tham gia cơng tác đồn, hội và các hoạt động của thanh niên rất hạn chế. Mặc dù có một số thanh niên ý thức được trách nhiệm của mình, có nhận thức chính trị đúng đắn và tích cực hưởng ứng các phong trào, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên khơng thể bỏ cơng việc gia đình lại để lo cơng tác đồn, hội. Thực tế đó nói lên điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w