Nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 72 - 73)

- Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.2.1.2. Nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên tỉnh Đắk Lắk

Tình hình tư tưởng thanh niên tỉnh Đắk Lắk về cơ bản diễn biến theo xu hướng tích cực, đại đa số TN tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng trung kiên và bất khuất; có ý chí khơng cam chịu nghèo nàn, lạc hậu và là lực lượng chủ lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng; có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc; cần cù, chịu khó và có tinh thần học tập. Có thể nói thanh niên Đắk Lắk ln “thể hiện khát vọng và ý chí quyết tâm vượt qua đói nghèo, lạc hậu để vươn lên cùng với sự phát triển chung của đất nước…nhiều thanh niên đã tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đơn vị. Vì vậy, trong thanh niên đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều gương thanh niên tiên tiến, nhiều mơ hình thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà”*.

Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn cịn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, có lối sống thực dụng, ngại đấu tranh với tiêu cực. Một bộ phận thanh niên khác thiếu việc làm hoặc việc làm khơng ổn định, có lối sống bng thả đang bị lơi kéo vào các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm pháp luật và thực tế cho thấy số thanh niên vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ cao trong số tội phạm bị pháp luật xử lý: “Tình hình thanh niên vi phạm pháp luật, xích mích * Niê Thuật (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk. Bài phát biểu tại Hội

và mâu thuẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến sự ổn định ở một số địa phương” [5, tr.18]. Một bộ phận học sinh, sinh viên khi ra trường ngại về công tác tại vùng sâu vùng xa, tình trạng học sinh bỏ học những năm gần đây có xu hướng tăng. Trước âm mưu “Diễn biến hồ bình” và một số vấn đề nhạy cảm về tơn giáo, dân tộc; một bộ phận không nhỏ thanh niên trong vùng đồng bào DTTS, ở vùng kinh tế khó khăn dao động, tin theo sự lừa bịp của kẻ thù, nhận thức, tư tưởng lệch lạc, sống thực dụng, ỷ lại, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, vi phạm pháp luật - thậm chí bị lơi kéo vào những hoạt động chống đối lại chính quyền làm ảnh hưởng đến trật an ninh và an toàn xã hội trên địa bàn. Vụ biểu tỉnh bạo loạn ở Đắk Lắk vào tháng 2/2001 và tháng 4/2004 thì có 70% là thanh niên. Hàng trăm thanh niên khác cũng bị lôi kéo vào cái gọi là “Tin lành Đề Ga” mà đa số ngộ nhận, nhầm tưởng đó là Tin lành của người DTTS ở Tây Nguyên. Một số nơi xảy ra mâu thuẫn giữa thanh niên là người DTTS với thanh niên người Kinh, mâu thuẫn giữa thanh niên là công nhân với Ban quản lý, bảo vệ doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa nội bộ thanh niên với nhau, nhiều vụ xảy ra chết người, gây thương tích, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ đồn kết Kinh - Thượng, rất phức tạp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w