Khái quát đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 53 - 56)

- Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.1.1. Khái quát đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk

nhiên tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk nằm trên địa bàn gồm năm tỉnh ở Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam. Nằm ở trung tâm cao nguyên miền Trung

Việt Nam, Đắk Lắk được xác định nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 107o28’57”- 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45”- 13o25’06” độ vĩ Bắc. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Ngun, có tổng diện tích tự nhiên là 20.000 km2, phía Bắc giáp Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp Đăk Nơng, phía đơng giáp Phú n và Khánh Hồ, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài trên 200 km. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km.

Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về mặt: kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh quốc phịng. Với độ cao trung bình là 500 mét so với mặt biển. Cùng với Tây Nguyên, Đắk Lắk được các nhà quân sự xem là xương sống, nóc nhà của ba nước Đông Dương. Trong chiến tranh các nhà quân sự đã đặt ra mục tiêu: ai chiếm được Đắk Lắk người đó thực sự làm chủ chiến trường Đơng Dương nói chung và chiến trường Tây Nguyên nói riêng. Thực tế đã chứng minh đúng như vậy. Từ đây có thể kiểm sốt và khống chế tồn bộ vùng cao nguyên Trung phần, án ngữ con đường xuyên Việt từ Kon Tum - Pleiku qua Đắk Lắk xuống miền Tây Nam Trung Bộ, từ cao nguyên Đắk Lắk xuống dải đất ven biển Nam Trung Bộ, từ ven biển Trung Bộ qua Đắk Lắk sang các nước Campuchia và Lào.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hố xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng khơng được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượng

mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng. Lượng mưa lớn cũng gây xói mịn và rửa trơi đất đai.

Hệ thống sơng suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém. Trên địa bàn có hai hệ thống sơng chính chảy qua là hệ thống sơng Srêpok và sơng Ba. Ngồi các sơng lớn nêu trên, hệ thống sông suối vừa và nhỏ cũng khá phong phú. Những năm gần đây tình hình thời tiết có nhiều biến đổi, lượng mưa thấp, tình trạng tài nguyên rừng bị suy giảm, mức độ khai thác nguồn nước ngầm khơng kiểm sốt được là những nguyên nhân làm cho tình trạng hạn hán gay gắt và thiếu nước nghiêm trọng.

Với vị trí địa hình và sơng suối như vậy, giao thông ở Đắk Lắk tương đối thuận lợi. Quốc lộ chiến lược số 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, là con đường huyết mạch của tỉnh. Đường bộ tỉnh Đắk Lắk cịn có quốc lộ 26 nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với huyện Krông Pach và Ea Kar, M’Đrăk và với tỉnh Khánh Hòa, đường 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với huyện Lăk ở phía nam và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Đường 26 nhỏ nối liền đường 26 với đường số 7 (tại Củng Sơn tỉnh Phú Yên).

Rừng là một trong các yếu tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tỉnh, với tổng là 608.886,2 ha, độ che phủ rừng đạt 46,62%, được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk có nhiều loại động vật q hiếm gồm 93 lồi thú và 19 lồi chi, trong đó có đến 32 lồi thú q hiếm có tên trong sách đỏ, phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khống sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khống sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao lanh (ở M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krơng Ana, M’DRăk, Bn Ma Thuột - trên

50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Bn Đơn), Than Bùn (Cư M’Gar)... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là tài ngun đất. Tồn tỉnh có diện tích tự nhiên là 20.000 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Riêng đất đỏ khoảng 700.000 ha, chiếm 40% đất cùng loại của cả nước, phần lớn có tầng dày trên 70cm, thích hợp với cây cơng nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt cây cà phê, cao su rất thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Đắk Lắk nên năng suất và chất lượng cao hơn nhiều vùng khác, là một lợi thế nổi bậc của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w