Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 75 - 89)

- Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.2.2.1. Những thành tựu đạt được

a. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng - văn hố cho thanh niên

Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho TN trong thời gian qua đã được các cấp bộ Đoàn của tỉnh xác định nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, coi trọng giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn, các phong trào thi đua yêu nước. Các cấp bộ Đồn trong tỉnh đã tích cực tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về lịch sử, vai trị lãnh đạo của Đảng; mục đích, ý nghĩa, kết quả và nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; những thành tựu của tỉnh, của đất nước qua 25 năm đổi mới. Chủ động triển khai hiệu quả việc học tập 6 bài học lý luận chính trị, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Đại hội Đồn các cấp cho TN. Các hoạt động văn hố, văn nghệ, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, giáo dục lối sống cho ĐVTN được nhiều cơ sở triển khai, thực hiện có hiệu quả. Các sinh hoạt chính trị giáo dục truyền thơng được triển khai thông qua các cuộc thi viết, thi sân khấu hoá, thi báo cáo viên giỏi, thi đội tuyên truyền ca khúc cách mạng. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tấm gương TN dân tộc tiêu biểu, TN dân tộc sống đẹp, sống có ích được các cấp bộ đoàn triển khai hiệu quả.

Đối với những sự kiện có ý nghĩa quan trọng, những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm…, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã biên soạn đề cương tuyên truyền để các cơ sở Đồn sử dụng làm tài liệu chính thống để tun truyền, phổ biến tới TN. Website Tỉnh Đồn, chương trình Truyền hình Thanh niên, diễn đàn Tuổi trẻ, tập san “Mầm non Cao Nguyên”, mục “Tuổi trẻ Đắk

Lắk học tập và làm theo lời Bác” trên Báo Đắk Lắk số thứ 2 hàng tuần…đã

trở thành những kênh tuyên truyền quan trọng mang tính giáo dục, định hướng cho tuổi trẻ. Hiện nay 100% chi đoàn trên địa bàn dân cư, cơ quan và đầu mối cơ sở Đoàn trường học được trang bị “Tờ tin tuổi trẻ Đăk Lăk”.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống được triển khai với nhiều hình thức phong phú. Đặc biệt, Đắk Lắk là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước áp dụng thành cơng các mơ hình giáo dục mới như:

“Học kỳ trong quân đội, “Học làm người có ích”, “Kỳ học văn hóa thiên nhiên và trải nghiệm” (Hi! Teacher), TEEN Leader.v.v. được TTN, dư luận xã

hội đồng tình và đánh giá cao.

Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” đã được Tỉnh đồn cụ thể hóa thành Cuộc vận động “Tuổi trẻ Đắk Lắk học tập và làm theo lời Bác” với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, thu hút

đông đảo thanh niên tham gia. Các cấp bộ Đoàn đã bám sát hướng dẫn của tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để tổ chức, hướng dẫn ĐVTN tham gia trên cả hai mặt "học tập" và "làm theo". Ở cấp tỉnh, hội thi “Tuổi trẻ

với Bác Hồ”, cuộc thi viết tìm hiểu “40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ” với

sự tham gia của hàng chục nghìn ĐVTN đã thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn. Cách làm sáng tạo của Đoàn Thanh niên trong triển khai cuộc vận động chính là việc xây dựng, bình chọn, tun dương và nhân rộng các điển hình cá nhân, tập thể tiên tiến trong việc học tập và làm theo lời Bác.

Công tác giáo dục truyền thống cho thanh niên được tiếp tục triển khai

sâu rộng, đa dạng, phong phú về hình thức với nhiều quy mơ khác nhau như: tổ chức míttinh, hội trại, liên hoan dân ca và ca khúc cách mạng, du khảo về nguồn, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.v.v, thu hút hàng trăm nghìn lượt cán bộ, ĐVTN tham gia. Kết quả nổi bật trong công tác giáo dục truyền thống là việc tổ chức phát động, triển khai tốt các cuộc thi tìm hiểu tìm hiểu: “70 năm lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk và 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột”, “40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ”, “1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, “60 năm Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” và “80 năm lịch sử vẻ vang Đồn TNCS Hồ Chí Minh”, “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”… đã thu hút hơn 200.000 lượt ĐVTN trong tỉnh tham gia. Thông qua hoạt động “Đền ơn đáp

nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” gắn với đồng loạt tổ chức “Lễ thắp nến tri ân” các anh hùng liệt sỹ nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng

năm đã nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống đối với thanh niên. Các hoạt động trên khơng chỉ có tác dụng cuốn hút đơng đảo thanh niên tham gia, tạo sự gắn kết giữa thanh niên với thanh niên mà qua đó chuyển tải được những nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên, nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên

Với câu hỏi: “Thanh niên được tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống” thì có 34,92% đã tham gia “Các diễn đàn Tuổi trẻ học tập làm theo đạo đức tác phong Hồ Chí Minh”; 40,47% tham gia “Các hoạt động văn hóa, văn nghệ như tuyên truyền ca khúc cách mạng, tổ chức đội chiếu phim lưu động…”; 77,77% tham gia “Các hoạt động văn nghệ, TD - TT”… Với câu hỏi: “Ý kiến của Thanh niên về tác động của việc tuyên truyền giáo dục, tư tưởng văn hóa cho thanh niên” thì có 57,93% ý kiến cho rằng hoạt động đó đã có vai trị “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên”; 53,17% ý kiến cho rằng “Giáo dục lý tưởng sống có mục đích, sống đẹp”; 53,17% ý kiến cho rằng “Nâng cao ý thức pháp luật”; 46,03% ý kiến cho rằng “Hiểu biết sâu sắc hơn chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng, nhà nước”; 44,44% ý kiến cho rằng “Nhận biết được âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch”; 4,76% ý kiến cho rằng: “Khơng có tác động gì cả”.

Qua khảo sát thực tiễn, có thể thấy rằng các hoạt động giáo dục được quan tâm, định hướng thanh niên phấn đấu, rèn luyện, từng bước nâng cao giác ngộ lý tưởng, nâng cao chất lượng thanh niên. Do đó, tình hình thanh niên có những chuyển biến tiến bộ, cơng tác tập hợp đồn kết thanh niên có nhiều chuyển biến, thu hút đơng đảo thanh niên đứng vào tổ chức và tích cực tham gia các phong trào cách mạng, nhiều đoàn viên được kết nạp vào Đảng.

b. Công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

* Công tác giáo dục - đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên

Hiện nay, do điều kiện học tập được cải thiện nên số lượng thanh niên trường học tăng lên hàng năm, chiếm khoảng từ 13% đến 30% tổng số thanh niên, hiện tổng số sinh viên cao đẳng, đại học là 20.761 người (chiếm 28,1% TN trường học của tỉnh), trong đó sinh viên người DTTS đã có trên 2.000 người, trong đó 350 sinh viên khá giỏi. Đây chắc chắn sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ của tỉnh nhà trong thời kỳ mới. Trong những năm qua, song song với những cố gắng của ngành Giáo dục - Đào tạo, các cấp bộ Đoàn của tỉnh đã đẩy mạnh phong trào đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ bằng hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên đi đầu xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện để ĐVTN thi đua học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng bằng nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên : Chương trình rèn luyện “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” chương trình “Khi tôi 18” ; hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với tổ chức các hội thi, hội

diễn, tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ Tuổi trẻ Việt Nam”…Các loại quỹ học bổng nhằm giúp đỡ học sinh, sinh viên vượt khó, học chăm được mở rộng, nâng cao cả về số lượng, chất lượng. Những năm qua tỉnh Đoàn đã trao 25.019 suất học bổng, giải thưởng các loại trị giá gần 8.862,3 triệu đồng. Đặc biệt, hàng năm các tổ chức Đoàn từ cấp huyện, thị, thành phố đến cấp tỉnh đã chỉ đạo cho Ủy ban Hội LHTN tổ chức gặp mặt sinh viên là người DTTS nhân dịp tết và dịp nghỉ hè, qua đó đã kịp thời động viên phong trào thi đua học tập trong sinh viên dân tộc thiểu số, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp ủy, chính quyền và các lực lượng xã hội chăm lo việc học tập và vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Đối với thanh niên ngoài nhà trường, các cấp bộ Đoàn đã hết sức quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay nghề, học vấn, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học dưới nhiều hình thức, nhiều kênh đào tạo khác nhau. Trong TN

nơng thơn, đơ thị, Đồn thanh niên đã thực hiện chương trình cơng tác xố mù chữ và phổ cập giáo dục THCS ở các xã vùng sâu, vùng xa, các phong trào tình nguyện tham gia phát triển KT - XH vùng trọng điểm, các xã nghèo và đã thu hút đơng đảo TN tích cực tham gia. Từ phong trào “Sáng tạo trẻ” trong thanh niên công nhân viên chức đã xuất hiện nhiều mơ hình mới, gắn với các hoạt động đặc thù của ngành nghề. Các cuộc gặp gỡ TN tiên tiến, hội thảo khoa học, cơng trình TN, các đề tài sáng kiến, sáng chế; các phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh và ngày càng đáp ứng yêu cầu của đơng đảo đồn viên học sinh, sinh viên trong thời kỳ mới.

* Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

Chính sách lao động - việc làm là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc làm và nghề nghiệp là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay. Qua khảo sát thực tế cho thấy: “Nhận định của thanh niên về các mơ hình hoạt động của các cấp bộ Đồn - Hội”: có trên 60% cho rằng hoạt động “Cho vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo” và “Chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất” là “rất quan trọng”. Những năm qua, bên cạnh việc tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược về dạy nghề và giải quyết việc làm và đã thu lại những kết quả đáng khích lệ thì các cấp bộ Đồn của tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng đến các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp, và xác định rõ đây là một trong những nội dung tạo sự gắn bó giữa thanh niên với tổ chức, đặc biệt là thanh niên nông thôn.

Đã khơi dậy phong trào “Đồng hành với thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm”, với việc tổ chức sâu rộng các hoạt động tư vấn nghề và hướng nghiệp, chú trọng địa bàn nông thôn và trong các trường học, giúp cho TN có nhận thức đúng về lao động và nghề nghiệp, định hướng nghề và chọn nghề đúng. Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường lao động và nhu cầu việc làm của TN, sau đó phối hợp tổ chức các hội chợ việc làm, ngày hội

việc làm, sàn giao dịch giải quyết việc làm cho TN. Thời gian qua, cấp bộ Đoàn ở tỉnh Đắk Lắk đã chủ động phối hợp với ngành Lao động - Thương binh & Xã hội, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức dạy nghề cho 16.685 đoàn viên thanh niên, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 76.212 thanh niên, giải quyết việc làm cho 11.281 ĐVTN.

Bên cạnh đó, các cấp bộ đồn đã giải quyết việc làm cho thanh niên thơng qua tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn: đã tổ chức phê duyệt cho 480 dự án được vay vốn phát triển kinh tế, với tổng dư nợ là 267.675 triệu đồng, cho 75.457 hộ đoàn viên thanh niên vay vốn, qua đó số thanh niên được giải quyết việc làm là 41.808 ĐVTN. Cùng với những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho TN, chương trình cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trong TN (nguồn vốn thuộc kênh Trung ương Đoàn) được đánh giá cao bởi những hiệu quả thiết thực. Nhờ nguồn vốn này đã mở ra những hướng phát triển kinh tế mới, giúp TN nông thôn phát huy được thế mạnh của từng vùng, phát triển sản xuất vươn lên xố đói giảm nghèo. Từ nguồn vốn 500 triệu đồng ban đầu do Trung ương Đoàn chuyển giao từ năm 2001, Tỉnh Đoàn Đăk Lăk đã triển khai 9 dự án cho TN vay vốn (mỗi dự án hơn 50 triệu đồng, cho từ 3 đến 5 thanh niên vay) thời hạn vay là 2 năm. Đồng thời, tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền phê duyệt và triển khai “Đề án thanh niên phát triển kinh tế” tại các địa phương đơn vị, xây dựng đề án “Khởi nghiệp”, các mơ hình tổ hợp tác, chương trình phát triển kinh tế trang trại tiếp tục được duy trì, qua đó đã thu hút, tập hợp đơng đảo lực lượng thanh niên tham gia.

Ở Đắk Lắk “Làng thanh niên lập nghiệp” được xem là mơ hình hoạt động tập hợp thanh niên cùng lao động, sinh hoạt trong một khu vực địa lý nhất định. “Dự án làng thanh niên lập nghiệp biên giới” xã Ya Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (tiếp giáp với Vương quốc Lào) được triển khai từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng, hiện nay Làng thanh niên lập nghiệp biên giới đã tiếp nhận 120 hộ thanh niên, 349 khẩu từ các huyện trên địa bàn

tỉnh đến sinh sống. Nhằm tìm hướng phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân ở Làng thanh niên lập nghiệp biên giới, những năm qua, Dự án đã phối hợp với các doanh nghiệp và trạm khuyến nông địa phương hỗ trợ, tư vấn khoa học- kỹ thuật cho thanh niên. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã ký kết với Tập đoàn sản xuất và kinh doanh nguyên liệu dệt may Việt Nam, Viện nghiên cứu giống miền Nam hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí để phát triển các mơ hình kinh tế mới trên Làng thanh niên lập nghiệp...Tháng 3 năm 2012, thăm và làm việc tại Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Ya Lốp, đồng chí Hồng Trọng Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk nhấn mạnh: mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng việc hình thành được khu dân cư gắn với phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh trên tuyến biên giới là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng mà Dự án đem lại, trong đó có sự nỗ lực không nhỏ của lực lượng thanh niên.

c. Công tác chăm lo đời sống văn hố tinh thần; giữ gìn bản sắc văn hố cho thanh niên.

Có thể nói rằng, đời sống văn hố tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và thanh niên nói riêng nhìn chung rất phong phú và đa dạng, nhất là các loại hình văn hố mang đậm nét truyền thống. Nhu cầu được nâng cao đời sống văn hoá tinh thần trong thanh niên là rất lớn. Trong những năm qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được các cấp bộ Đoàn tổ chức thường xuyên thơng qua hội trại, hành trình về nguồn, các hội diễn, hội thi các môn thể thao dân tộc, giải việt dã truyền thống, liên hoan nghệ thuật cồng chiêng, thanh niên hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc, đội thanh niên xung kích hướng về cơ sở đã góp phần nâng cao đời sống văn hố tinh thần lành mạnh, tăng cường sự đồn kết và định hướng chính trị cho TN ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh đắk lắk với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w