Các yếu tố tác động đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa danh nghiệp ở tổng công ty trực thăng việt nam (Trang 26 - 31)

1.1.2 .Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp

1.4. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp

Q trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên ta có thể chia thành hai nhóm nhân tố, đó là: nhóm nhân tố đến từ bên trong doanh nghiệp, nhóm nhân tố đến từ bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ phân tích được từng nhóm nhân tố như sau:

1.4.1. Các nhân tố tác động từ bên trong doanh nghiệp Người đứng đầu, người chủ doanh nghiệp nghiệp Người đứng đầu, người chủ doanh nghiệp

Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Bởi vì người đứng đầu doanh nghiệp sẽ sáng tạo và có quyền quyết định trong việc sử dụng những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn như: biểu tượng, slogan, giai thoại, ý thức hệ, mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược kinh doanh…của doanh nghiệp. Ngồi ra, tính cách của người đứng đầu cũng được phản chiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vận hành tổ chức của doanh nghiệp mà họ đang làm chủ. Doanh nghiệp nào có người chủ mạnh mẽ, với một khát vọng vươn xa cháy bỏng thì doanh nghiệp đó sẽ gặt hái được nhiều thành cơng; ngược lại, nếu người chủ có tính cách nhu nhược và tầm nhìn hạn hẹp thì doanh nghiệp đó sẽ rất khó để chiến thắng trên thương trường, thậm chí là lụi bại.

17

Vì vậy, để xứng đáng với vai trò lãnh đạo, là “đầu tàu tiên phong” của tồn doanh nghiệp thì người đứng đầu phải sở hữu trong mình những phẩm chất cao q nhất, đó là: thái độ, trách nhiệm, tình cảm sâu sắc đối với nhân viênvà cơng việc; có ý chí khát vọng mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng, kiên nhẫn, bền bì, quyết đốn; cùng với đó là sự thích ứng linh hoạt và khơng ngừng sáng tạo trong cơng việc. Những đức tính này khơng phải tự nhiên sẵn có mà phải trải qua q trình thử lửa, tôi luyện, tự rèn giũa trong cơng việc và trong cuộc sống hàng ngày thì người ta mới có thể thực sự đạt được. Chính những tính cách, phẩm chất này của người đứng đầu sẽ tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa doanh nghiệp, vì suy cho cùng, mọi yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp đều do người đứng đầu quyết định, và bên trong những yếu tố đó sẽ được thấm đượm bởi ý chí cũng như tinh thần của chính những người lãnh đạo. Cho nên có thể nói, nhân cách của người chủ hay người đứng đầu doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa của cả doanh nghiệp; và ngược lại, văn hóa doanh nghiệp chính là mơ hình hóa của các giá trị cá nhân đến từ người đứng đầu doanh nghiệp.

Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp

Trên thực tế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có lịch sử hình thành và phát triển của riêng mình. Trải qua mỗi thời kì khác nhau, những đặc thù về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện hồn cảnh cụ thể trong từng thời đại đó. Lịch sử, truyền thống ln là một dịng chảy vô tận và sẽ tiếp tục được viết nên nhờ vào sự vận động và phát triển không ngừng của doanh nghiệp; và mỗi khi nhìn vào đó, ta có thể hiểu được đầy đủ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như thấy được những nguyên nhân và sự tác động của những nguyên nhân đó đối với sự thay đổi của một doanh nghiệp dựa trên mọi khía cạnh, trong đó bao gồm cả những giá trị và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

Thực tế chỉ ra rằng, những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời thường lưu giữ và bảo quản rất tốt hệ giá trị cũng như bản sắc văn hóa đã tồn tại qua nhiều thời kì khác nhau trước đây. Đó cũng là minh chứng cụ thể nhất cho cái gọi là sự sàng lọc của lịch sử, khi những giá trị khơng cịn phù hợp với quy luật phát triển sẽ bị đào thải, và cuối cùng, chỉ cịn lại những gì phù hợp nhất sẽ tồn tại cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, yếu tố truyền thống cũng có hai mặt tốt, xấu, khi nó vừa là chỗ dựa tinh thần, nhưng đồng thời cũng có thể là rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển văn hóa mới cho doanh nghiệp. Nếu như các doanh nghiệp mới thành lập thường năng động, hướng đến phong cách kinh doanh hiện đại nhiều hơn thì

18

ngược lại, doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài thường khó thay đổi, bởi vì bao trùm lên doanh nghiệp chính là một hệ thống giá trị, bản sắc mang tính lịch sử truyền thống, và những yếu tố này sẽ góp phần tác động vào sự vận hành, tổ chức cũng như kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng trong nhiều trường hợp, những giá trị mang tính lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp như: giai thoại, biểu tượng, khẩu hiệu, triết lý, các quan niệm chung…sẽ tiếp thêm sức mạnh và sự cam kết gắn bó giữa các thành viên đối với doanh nghiệp, góp phần khơi dậy niềm tự hào trong mỗi thành viên.

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Giữa các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau thì sẽ có văn hóa khác nhau; nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ văn hóa ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất cũng như khai thác. Chẳng hạn, một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm văn hóa nghệ thuật sẽ có ngơn ngữ, cách thức giao tiếp rất khác so với một doanh nghiệp quân đội chuyên cung cấp các dịch vụ bay trực thăng. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thường mang một khuynh hướng tự do, thoải mái giờ giấc để người nghệ sĩ tìm ra những cảm hứng sáng tạo thì doanh nghiệp quân đội, nhất là các đơn vị bay phải luôn giữ được sự kỷ luật và đúng giờ trong từng phút, từng giây.

Văn hóa ngành nghề được thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa những phòng ban và bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, người làm ở phịng hành chính - nhân sự sẽ có một thái độ ứng xử và những giá trị văn hóa rất khác so với nhân viên kế tốn và cơng nhân. Chính sự khác biệt này đơi khi làm cho những bộ phận, đơn vị khó có thể phối hợp hoạt động với nhau, bởi vì các ngành nghề khi hoạt động cùng lúc trong một bộ máy có thể gây ra sự bất tương thích, cũng như có sự xung đột về quyền lợi giữa các bên liên quan. Vì vậy, những người quản lý trong doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa con người trong doanh nghiệp sẽ tạo ra sự ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo sự hài hịa giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm tập thể, đánh giá cơng bằng và chính xác hiệu quả làm việc của người lao động…thì sự đồn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ được củng cố và gia tăng, từ đó tạo ra bầu khơng khí hết sức thoải mái ngay tại nơi làm việc. Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm giúp cho mỗi cá nhân có thể dễ dàng hơn trong việc chấp nhận

19

những giá trị, bản sắc văn hóa của doanh nghiệp; và trải qua thời gian, những giá trị, bản sắc sẽ tiếp tục được các thành viên duy trì, đồng thời ln được phát triển để thích nghi, nâng lên một tầm cao mới sao cho phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đảm bảo được môi trường làm việc lành mạnh, khơng chăm lo đến những quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân thì mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp có thể bị rạn nứt; và một khi điều này xảy ra thì mọi yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp sẽ khơng cịn được tơn trọng, bởi vì người ta hồn tồn đánh mất niềm tin vào những gì mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Tóm lại, mối quan hệ giữa các thành viên đã tạo ra tác động không nhỏ đối với sự duy trì và phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Đây là một yếu tố khiến cho cộng đồng doanh nghiệp, dù đang hoạt động trong bất kì lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng phải thật sự lưu tâm nếu muốn phát triển và cạnh tranh thành công trên thương trường.

1.4.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài doanh nghiệpNhững hoàn cảnh, xu hướng và trào lưu của xã hội Những hoàn cảnh, xu hướng và trào lưu của xã hội

Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và thích nghi trong những hồn cảnh xã hội cụ thể, một doanh nghiệp phải luôn vận động, thay đổi không ngừng nhằm cải tiến, tạo ra những giá trị mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chẳng hạn, trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp hiện nay đã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm, dịch vụ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp của Việt Nam và thế giới thực hiện công việc thông qua các nguồn lực trí tuệ nhân tạo, đẩy mạnh tự động hóa trong khâu lắp ráp, sản xuất các sản phẩm công nghiệp như: chế tạo ô tô, xe máy, máy bay, điện thoại…

Sự phát triển về kinh tế - chính trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp đang hoạt động

Kinh tế, chính trị ln gây ra những tác động to lớn đối với bất kì một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên vùng lãnh thổ đó; và đương nhiên, chúng ta khơng thể loại trừ những ảnh hưởng như thế đối với sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư vào những quốc gia có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, bởi vì họ cảm thấy ln được an tồn; và đây chính là cơ hội để doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng của mình, đồng thời, mọi nền tảng cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp sẽ ln được duy trì và phát triển lên một tầm cao mới, những triết lý, mục tiêu, chiến lược kinh doanh…sẽ luôn tồn tại và chiếm được lòng tin của các thành viên trong doanh nghiệp.

20

Tuy nhiên, đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế kém phát triển, thường xuyên xảy ra bạo loạn, chiến tranh, xung đột, khủng bố…thì những doanh nghiệp đang hoạt động tại đây ln cảm thấy có điều gì đó bất an. Khơng khí làm việc của doanh nghiệp cũng theo đó trở nên ngột ngạt, cung cách giao tiếp, ứng xử có thể bị thay đổi theo hướng tiêu cực do mọi thành viên đều cảm nhận được sức ép rất lớn đến từ mơi trường bên ngồi. Và một khi con người cảm thấy khơng thoải mái, thì văn hóa doanh nghiệp sẽ khơng cịn được tơn trọng, bởi vì lúc này lợi ích của mỗi cá nhân sẽ cao hơn tất cả những giá trị chung của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả văn hóa doanh nghiệp.

Chính vì vậy, các yếu tố kinh tế, chính trị ln tạo ra những ảnh hưởng to lớn từ đối với sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Việc này địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải ln phân tích, đánh giá mơi trường bên ngồi sao cho đầy đủ và chính xác nhất, để từ đó có những điều chỉnh thật sự phù hợp với điều kiện hồn cảnh, trong đó bao gồm cả việc điều chỉnh những giá trị, bản sắc cũng như yếu tố văn hóa doanh nghiệp.

Những giá trị văn hóa học hỏi được

Những giá trị văn hóa học hỏi được thường rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu thơng qua các hình thức sau:

Thứ nhất, đó là những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác. Quá trình học hỏi này có thể được diễn ra thơng qua các chương trình hội thảo, hội chợ, triển lãm, hay những q trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường của doanh nghiệp…để từ đó, doanh nghiệp có thể nắm giữ thêm nhiều thông tin hơn đến từ các doanh nghiệp khác. Những thông tin này đơi khi rất bổ ích, bao gồm cả những giá trị văn hóa, và doanh nghiệp có thể học hỏi cũng như vận dụng những giá trị văn hóa mới được phát hiện từ bên ngoài, qua thời gian dần cải tạo và biến chúng thành tài sản sở hữu riêng của doanh nghiệp mình.

Thứ hai, đó là những giá trị văn hóa được tiếp nhận thơng qua q trình giao lưu với các nền văn hóa khác. Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngồi và có sự hợp tác với những tổ chức quốc tế. Thật vậy, khi được tồn tại trong các cộng đồng văn hóa khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp nhận thêm những giá trị mới mang bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ; đó chính là nơi mà các doanh nghiệp đang hoạt động hiện hành.

Thứ ba, đó là những giá trị học hỏi được do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại. Việc tiếp nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, do những người mới đến cần có thời gian tạo dựng được lịng tin đối với những thành viên đang

21

làm việc trong doanh nghiệp. Người mới đến nếu có thái độ, tác phong và tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được hiệu quả nhu cầu cơng việc thì sẽ được cấp trên khen thưởng, từ đó các nhân viên khác thấy vậy mà noi gương theo, dẫn đến hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa danh nghiệp ở tổng công ty trực thăng việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w