Các giai đoạn phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa danh nghiệp ở tổng công ty trực thăng việt nam (Trang 34 - 38)

1.1.2 .Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp

1.6. Các giai đoạn phát triển văn hóa doanh nghiệp

Q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp ln diễn ra theo cách không hề đơn giản, phải trải qua thời gian dài và chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Theo giáo trình Văn hóa kinh doanh của PGS. TS Dương Thi Liễu, bà đã chia quá trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp ra làm ba giai đoạn chính, cụ thể như sau:

Giai đoạn non trẻ

Nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp được quyết định bởi nhà sáng lập và những quan niệm chung của họ. Nếu như doanh nghiệp thành cơng thì nền tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, trở thành một lợi thế, thành nét nổi bật riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở để gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra hệ thống giá trị văn hóa khác biệt so với các đối thủ; việc tiếp theo là củng cố những giá trị đó và truyền đạt lại cho người mới đến. Chính vì vậy, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiếm khi diễn ra trong giai đoạn non trẻ, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến cho doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp thất bại trên thị trường. Điều này có thể làm giảm uy tín, hạ bệ người sáng lập và khi đó, q trình thay đổi sẽ được bắt đầu. Người sáng lập, với vai trò là nhà lãnh đạo sẽ tạo ra diện mạo mới cho văn hóa doanh nghiệp, nhằm giúp cho văn hóa doanh nghiệp nói riêng cũng như tồn bộ doanh nghiệp nói chung thích nghi được với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của thời đại.

Giai đoạn giữa.

Đây là giai đoạn mà người sáng lập khơng cịn giữ vai trị thống trị, hoặc quyền lực đã được chuyển giao trong khoảng từ hai đến ba thế hệ. Khi đó, doanh nghiệp bắt đầu có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những sự phân hóa, xung đột giữa những người bảo thủ và những người muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân.

Khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ đặt doanh nghiệp vào thử thách: nếu những thành viên quên đi rằng những nền văn hóa của họ được hình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành cơng trong q khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ chưa thực sự cần đến. Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh nghiệp thành công trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngồi và quan trọng hơn là mơi trường bên trong.

Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái

Do thị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời nên trong giai đoạn này, doanh nghiệp không thể tiếp tục tăng trưởng nữa. Sự chín muồi khơng hồn tồn phục thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là sự phản ánh mối quan hệ giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hội kinh doanh, cùng với đó là sự hạn chế của mơi trường hoạt động.

Những giá trị văn hóa doanh nghiệp đã lỗi thời cũng có những tác động tiêu cực 26

không nhỏ đến doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ lâu đời của văn hóa doanh nghiệp đóng vai trị quan trong viêc thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển thành cơng và hình thành được những giá trị văn hóa, đặc biệt là những quan niệm chung thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tin, lòng tự hào về cả một tập thể và được in sâu trong tâm trí mỗi thành viên.

Tiểu kết

Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái niệm văn hóa doanh nghiệp và sự phát triển văn hóa doanh nghiệp, đồng thời làm rõ cấu trúc văn hóa doanh nghiệp dựa trên quan niệm của Giáo sư Edgar H. Schein về mức độ cảm nhận hữu hình của các giá trị. Ngồi ra, vai trị của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố tác động đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp đều đã được thể hiện rất rõ trong chương này.

Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp khơng phải là bất biến mà nó ln thay đổi cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, cơng cụ đánh giá văn hóa tổ chức (OCAI) sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được mơ hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và mong muốn trong tương lai để có những điều chỉnh phù hợp nhất. Ngồi ra, tác giả cũng phân tích từng giai đoạn phát triển của văn hóa doanh nghiệp, qua đó làm nổi bật lên q trình phát triển nền văn hóa trong một doanh nghiệp từ khi cịn non trẻ cho đến thời điểm chín muồi và có nguy cơ suy thối; hay nói cách khác, sự phát triển của nền văn hóa trong một doanh nghiệp nói riêng ln gắn liền và khơng tách rời với q trình phát triển của chính doanh nghiệp đó.

27

Chương 2

DIỆN MẠO VĂN HỐ DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG CƠNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa danh nghiệp ở tổng công ty trực thăng việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w