Nhóm
Nguồn thu thập
Tra cứu trực tiếp các CCTC tại thư viện Tra cứu trên Internet Tra cứu trên các CSDL trực tuyến Opac
Trao đổi thông tin với đồng nghiệp, bạn bè Nguồn khác
90 86 80 70 60 50 40 30 20 10 0
Tra cứu trực tiếp các CCTC tại thư viện Tra cứu trên Internet
Tra cứu trên các CSDL trực tuyến Opac Trao đổi thông tin với đồng nghiệp, bạn bè
Biểu đồ 2.5: Nguồn khaiNguồnthác,khácthu thập Thông tin tại Thư viện Nhận xét chung:
Kết quả điều tra cho thấy, nguồn tin mà người dùng tin trong Trường Đại học Thương Mại thường xuyên đến Thư viện khai thác, thu thập nguồn thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất là nguồn tra cứu trên các CSDL trực tuyến Opac (tỷ lệ 56% trong tổng số người dùng tin). Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng toàn cầu Internet đã đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Internet đã trở thành một kênh thông tin phục vụ đắc lực cho con người tìm kiếm, khai thác một cách có hiệu quả. Mặt khác, việc khai thác thơng tin ở bên ngồi đóng một vai trị quan trọng đối với những đối tượng người dùng tin CBNCGD bởi một cơ quan Thông tin – Thư viện dù rộng lớn đến đâu cũng khơng có đủ điều kiện để bổ sung tất cả nguồn tài liệu. Trong khi các Thư viện chưa có đủ điều kiện để chia sẻ nguồn lực thơng tin với nhau thì việc người dùng tin chủ động tìm kiếm, khai thác thơng tin ở những nơi khác là cần thiết để trau dồi kiến thức và thoả mãn với nhu cầu tin.Vì vậy nguồn khai thác thơng tin trên internet cũng chiếm
tỉ lệ khá cao chiếm (52.8% trong tổng số người dùng tin) và đây cũng là nguồn khai thác tỉ lệ đồng đều nhất trong các nhóm người dùng tin: Nhóm người dùng tin sinh viên (tỷ lệ 60% trong tổng số người dùng tin sinh viên), nhóm CBNCGD (tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), nhóm CBLĐQL (tỷ lệ 52% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL), nhóm NCS-HVCH (tỷ lệ 36% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH).
Người dùng tin sinh viên:
Nguồn khai thác thông tin được người dùng tin quan tâm chiếm tỷ lệ cao nhất là tra cứu trên các CSDL trực tuyến Opac chiếm (tỷ lệ 86% trong tổng số người dùng tin sinh viên), ở đây sinh viên dễ dàng tra cứu được các tài liệu mình cần ở Thư viện, các thơng tin của tài liệu đó như tác giả, năm xuất bản, số trang, mã số xếp giá của tài liệu, nội dung tóm tắt…và hiện trạng của tài liệu hiện có cịn ở Thư viện hay khơng, bên cạnh đó gợi ý các tài liệu liên quan để bạn đọc lựa chọn, vì vậy nguồn khai thác này rất thuận tiện nên sinh viên thường xuyên sử dụng để tra cứu.
Người dùng tin CBNCGD:
Đối với các nhóm người dùng tin thì nguồn khai thác tra cứu trên internet được quan tâm và sử dụng nhiều nhất vì tính tiện dụng khơng bị giới hạn bởi không gian thời gian truy cập nên chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% trong tổng số người dùng tin CBNCGD. Các nguồn khai thác còn lại tỉ lệ khá thấp: Tra cứu trực tiếp các CCTC tại thư viện, tra cứu trên các CSDL trực tuyến Opac và nguồn khác (tỷ lệ dưới 16% trong tổng số người dùng tin CBNCGD).
Người dùng tin CBLĐQL:
Nhóm người dùng tin có nhu cầu tìm kiếm trên internet là chủ yếu (chiếm tỷ lệ cao nhất 52% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL) bởi đặc thù nhóm người dùng tin vừa có chun mơn cao, vừa là các lãnh đạo quản lý các phòng, các ngành… Vì vậy thời gian dành cho lên sử dụng Thư viện còn hạn chế cùng với sự phát triển của KH&CN sử dụng và tìm tài liệu trên internet rất phù hợp, thuận tiện.
Người dùng tin NCS – HVCH:
34
Nhóm người dùng tin có nhu cầu sử dụng ineternet chiếm tỷ lệ cao nhất là 36% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH. Bên cạnh đó việc sử dụng các CCTC trực tiếp tại Thư viện, trao đổi thông tin với bạn bè, đồng nghiệp, nguồn khác và tra cứu trên các CSDL trực tuyến Opac chiếm tỉ lệ rất thấp (tỷ lệ dưới 16% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH). Điều này do thời gian sử dụng Thư viện và kỹ năng tìm tin của nhóm đối tượng này cịn hạn chế.
2.1.2.3. Mục đích lên Thư viện
Thư viện trường Đại học Thương Mại chính là Thư viện lý tưởng của sinh viên khi đến để học tập, nghiên cứu, được ví như giảng đường thứ hai. Mỗi người dùng tin đến Thư viện đều mang những mục đích cụ thể cần đạt được để đáp ứng như cầu tin cho chính mình chẳng hạn như để đáp ứng cho việc học tập, giải trí… và các mục đích đó được thể hiện rõ hơn cụ thể hơn ở bảng điều tra thống kê 2.6 và biểu đồ 2.6.
Bảng 2.6: Mục đích sử dụngtài liệu của Thư viện đối với người dùng tin
Nhóm Mục đích Học tập Giảng dạy NCKH Giải trí Ý kiến khác 35
Biếu đồ 2.6: Mục đích sử dụng tài liệu của Thư viện đối với người dùng tinNhận xét chung: Nhận xét chung:
Theo bảng thống kê và biểu đồ 2.6 thấy được rằng mục đích sử dụng tài liệu của các nhóm đối tượng người dùng tin không đồng đều và khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ của từng nhóm người dùng tin trong thực tế.
Người dùng tin sinh viên:
Thư viện chính là nơi lý tưởng để sinh viên đến để nghiên cứu, học tập, trao đổi kiến thức với bạn bè, ngoài ra ở Thư viện có thể đáp ứng được các tài liệu cần thiết một cách kịp thời cập nhật và đáng tin cậy. Vì vậy mục đích sử dụng tài liệu để phục vụ học tập luôn chiếm tỉ lệ cao nhất (tỷ lệ 100% trong tổng số người dùng tin sinh viên), bên cạnh đó mục đích sử dụng để nghiên cứu khoa học chiếm tỉ lệ cao thứ hai chiếm tỷ lệ 58.3% trong tổng số người dùng tin sinh viên.
Người dùng tin CBNCGD:
Họ chủ yếu sử dụng tài liệu để nghiên cứu cho giảng dạy học phần được giao và tìm hiểu các tài liệu các lĩnh vực liên quan nhằm mở rộng kiến thức phục vụ cho cơng việc. Vì vậy mục đích sử dụng tài liệu của nhóm này chủ yếu là giảng dạy và
36
nghiên cứu khoa học (tỷ lệ lần lượt là 80% và 30% trong tổng số người dùng tin CBNCGD.
Người dùng tin CBLĐQL:
Nhóm người dùng tin lên Thư viện với mục đích chủ yếu phục vụ giảng dạy (tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL), nghiên cứu khoa học (tỷ lệ 36%trong tổng số người dùng tin CBLĐQL), giải trí (tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL).
Người dùng tin NCS-HVCH:
Họ là những người chủ yếu quan tâm tới các đề tài nghiên cứu, các bài luận văn, luận án để phục vụ cho luận án của mình, vì vậy mục đích lên Thư viện ở nhóm này chiếm tỉ lệ cao nhất là nghiên cứu khoa học (tỷ lệ 64% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH), mục đích để giải trí và đáp ứng cho nhu cầu học tập chiếm tỷ lệ thấp.
2.1.2.4. Sản phẩm Thông tin Thư viện
Sản phẩm Thông tin Thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin do tập thể nhân lực thư viện thực hiện. Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà trường, Thư viện đã được trang bị khá đầy đủ các phương tiện và trang thiết bị. Chính vì vậy, các sản phẩm của Thư viện ngày càng đa dạng phong phú, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin.
Bảng 2.7:Các sản phẩm Thơng tin sử dụng tại Thư viện
Nhóm Sản phẩm Mục lục Thư mục Danh mục TL CSDL thư mục CSDL toàn văn
Biểu đồ 2.7: Các sản phẩm Thông tin sử dụng tại Thư việnNhận xét chung: Nhận xét chung:
Theo bảng thống kê và biểu đồ 2.7, nhìn chung các sản phẩm thơng tin thường được người dùng tin quan tâm sử dụng với tỷ lệ ngang nhau. Trong đó, CSDL tồn văn (chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 44% trong tổng số người dùng tin, CSDL thư mực (tỷ lệ 40.6% trong tổng số người dùng tin), mục lục (tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin), sản phẩm được người dùng tin ít quan tâm nhất là thư mục và danh mục tài liệu (tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin). Thư viện trường Đại học Thương Mại là Thư viện áp dụng cả Thư viện truyền thống và Thư viện điện tử vì vậy việc sử dụng các sản phẩm mục lục, thư mục, danh mục tài liệu truyền thống vẫn là chủ yếu do thói quen. Tuy nhiên để phù hợp với phát triện công nghệ hiện đại, các sản phẩm thông tin hiện đại như: CSDL thư mục và CSDL toàn văn cũng đang dần được sử dụng khá nhiều bởi nó thuận tiện, hiện đại, tìm kiếm nhanh chóng hiệu quả cao. Các nhóm đối tượng người dùng tin sử dụng sản phẩm CSDL thư mục và CSDL tồn văn ln chiếm phần trăm cao hơn so với các sản phẩm khác.
38
Người dùng tin sinh viên:
Nhóm người dùng tin là sinh viên là nhóm có tỉ lệ cao nhất đồng đều nhất bởi lẽ sinh viên chính là nhóm người dùng tin chủ yếu tại Thư viện, vì vậy thường xuyên sử dụng các sản phẩm của Thư viện. Sản phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất và sinh viên hay sử dụng nhất là CSDL toàn văn (tỷ lệ 58.3% trong tổng số người dùng tin sinh viện), tỉ lệ nhu cầu sử dụng mục lục và CSDL thư mục cũng chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ 56.7% trong tổng số người dùng tin sinh viên). Các sản phẩm truyền thống như: Thư mục, danh mục tài liệu có tỷ lệ thấp hơn một chút so với các công cụ khác (tỷ lệ khoảng từ 40 đến 44% trong tổng số người dùng tin sinh viên).
Người dùng tin CBNCGD:
Nhóm người dùng tin nhóm khơng có nhiều thời gian tìm kiếm, sử dụng tài liệu ở Thư viện như nhóm sinh viên, vì vậy sản phẩm Thơng tin Thư viện không được sử dụng thường xuyên. Nhu cầu sử dụng CSDL toàn văn và mục lục chiếm tỷ lệ cao hơn một chút so với các sản phẩm Thư viện khác (Cụ thể: CSDL toàn văn chiếm tỷ lệ 23% trong tổng số người dùng tin CBNCGD, mục lục chiếm tỷ lệ 16% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), các sản phẩm Thư viện còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn (tỷ lệ từ 10 đến 15% trong tổng số người dùng tin thuộc nhóm).
Người dùng tin CBLĐQL:
Sản phẩm thơng tin của nhóm người dùng tin này có nhu cầu sử dụng cao hơn một chút so với nhóm CBNCGD. Nhu cầu sử dụng CSDL thư mục và CSDL toàn văn chiếm cao nhất (tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL). Các sản phẩm cịn lại cũng được nhóm người dùng tin quan tâm sử dụng song không thường xuyên.
Người dùng tin NCS-HVCH:
Đây là nhóm có tỷ lệ sử dụng sản phẩm thơng tin thấp nhất so với các nhóm người dùng tin khác. Nhu cầu sử dụng CSDL toàn văn và danh mục tài liệu có tỷ lệ cao hơn so với các loại sản phẩm khác (chiếm tỷ lệ 14% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH), các sản phẩm thông tin khác như: mục lục, thư mục, CSDL thư mục có tỷ lệ sử dụng thấp nhất (dưới 10% trong tổng số người dùng tin NCS- HVCH).
39
2.1.2.5. Dịch vụ Thông tin Thư viện
Dịch vụ thông tin là những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người dùng tin tại Thư viện. Các dịch vụ của Thư viện ngày càng đa dạng phong phú, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin.
Bảng 2.8: Các dịch vụ Thông tin sử dụng tại Thư viện
Nhóm
Các Dịch vụ
Đọc tại chỗ Mượn về nhà Tra cứu trên internet Tra cứu trên CSDL
Số hóa tài liệu Dịch vụ sao chép tài liệu 100 90 80 70 60 50 46.7 40 30 20 10 0
Biểu đồ 2.8: Các dịch vụ Thông tin sử dụng tại Thư viện
40
Nhận xét chung:
Dịch vụ được nhiều bạn đọc quan tâm là tra cứu tài liệu trên mạng internet. Theo kết quả điều tra có 40,4% người dùng tin thường xuyên tra cứu tài liệu trên mạng và trên nguồn tài liệu số của Thư viện. Internet ngày nay đã trở thành mạng thơng tin tồn cầu và là nguồn thơng tin tri thức vô tận. Đồng thời, internet cũng đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho người sử dụng và trở thành một kênh thông tin khổng lồ cho người sử dụng khai thác. Hiện nay, Thư viện bố trí phịng đọc điện tử với 20 máy tính nối mạng internet trợ giúp người dùng tin khai thác thông tin.
Hai loại dịch vụ có tổng số người dùng tin sử dụng thường xuyên ngang nhau đó là dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ và dịch vụ mượn về nhà (khoảng 60% trong tổng số người dùng tin). Bên cạnh đó dịch vụ sao chép tài liệu cũng được người dùng tin rất quan tâm do đó là những tài liệu khơng thể mua ngồi thị trường nên chỉ bằng cách sao chép lại người dùng tin mới có thể có được tài liệu mà mình mong muốn.
Tra tìm tài liệu trên mục lục truyền thống được người dùng tin ngày càng ít quan tâm sử dụng hơn. Điều này cho thấy người dùng tin đang dần bỏ thói quen tra cứu truyền thống, họ thích tra cứu hiện đại hơn bởi việc tra cứu trên CSDL ở máy tính giúp họ tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và thuận tiện hơn (tỷ lệ 36% trong tổng số người dùng tin).
Người dùng tin sinh viên:
Như đã phân tích ở các phần trên sinh viên là nhóm quan trọng và chủ yếu sử dụng Thư viện, vì vậy nhu cầu và tần suất sử dụng các dịch vụ của Thư viện cũng chiếm tỉ lệ cao hơn so với các nhóm người dùng tin khác. Ngồi thời gian lên lớp, sinh viên thường xuyên đến Thư viện để nghiên cứu và học tập, vì vậy dịch vụ đọc tại chỗ chiếm tỉ lệ cao nhất so với các dịch vụ khác ở tất cả các nhóm người dùng tin (tỷ lệ 93.3% trong tổng số người dùng tin sinh viên). Dịch vụ sao chép tài liệu và dịch vụ mượn về nhà, dịch vụ tra cứu trên internet cũng là dịch vụ người dùng tin sử dụng rất nhiều (tỷ lệ từ 51% đến hơn 83% trong tổng số người dùng tin sinh viên).
41
Người dùng tin CBNCGD:
Đối tượng CBNCGD là đối tượng khơng bị bó buộc trong khn khổ giờ giấc làm việc hành chính, họ có thể chủ động sắp xếp thời gian tự nghiên cứu tài liệu tại Thư viện hay tại nhà. Vì vậy dịch vụ mượn về nhà được quan tâm và sử dụng nhiều nhất (tỷ lệ 41% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), tiếp đó là dịch vụ tra cứu trên internet (tỷ lệ 25% trong tổng số người dùng tin CBNCGD). Dịch vụ ít được nhóm này sử dụng nhât là sao chép tài liệu (tỷ lệ 15% trong tổng số người dùng tin CBNCGD).
Người dùng tin CBLĐQL:
Nhóm CBLĐQL dành nhiều thời gian để thu thập thông tin tại nhà nhiều hơn tại Thư viện, do đó dịch vụ mượn về nhà chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm (tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL), dịch vụ ít sử dụng nhất là dịch vụ đọc tại chỗ (tỷ lệ 16% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL). Điều này có thể lý giải do cán bộ quản lý là người rất bận rộn trong công việc nên thời gian để họ khai thác thông tin trực tiếp tại Thư viện rất ít, họ chỉ có thể tranh thủ thời gian để khai thác thơng tin. Mặt khác, do trình độ chun mơn cao nên họ có thể chủ động tìm kiếm thơng tin qua nhiều kênh thơng tin khác nhau.
Người dùng tin NCS-HVCH:
Nhóm người dùng tin chủ yếu có nhu cầu sử dụng nghiên cứu tìm hiểu các đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, luận án, vì vậy dịch vụ số hóa tài liệu được sử dụng nhiều nhất (tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH), dịch vụ đọc tại chỗ và tra cứu trên internet cũng được quan tâm (chiếm tỷ lệ 24% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH).
2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại Đại học Thương Mại
Căn cứ vào kết quả điều tra và qua việc phân tích kết quả điều tra bằng bảng hỏi về nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương mại, tác giả đã so sánh với thực trạng nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực thư viện, sản phẩm dịch vụ hiện có và thơng qua ý kiến phản hồi của người
42
dùng tin để đưa ra các đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin