Các dịch vụ thông tin sửdụng tại Thư viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện trường đại học thương mại (Trang 58 - 62)

Nhóm

Các Dịch vụ

Đọc tại chỗ Mượn về nhà Tra cứu trên internet Tra cứu trên CSDL

Số hóa tài liệu Dịch vụ sao chép tài liệu 100 90 80 70 60 50 46.7 40 30 20 10 0

Biểu đồ 2.8: Các dịch vụ Thông tin sử dụng tại Thư viện

40

Nhận xét chung:

Dịch vụ được nhiều bạn đọc quan tâm là tra cứu tài liệu trên mạng internet. Theo kết quả điều tra có 40,4% người dùng tin thường xuyên tra cứu tài liệu trên mạng và trên nguồn tài liệu số của Thư viện. Internet ngày nay đã trở thành mạng thơng tin tồn cầu và là nguồn thơng tin tri thức vô tận. Đồng thời, internet cũng đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho người sử dụng và trở thành một kênh thông tin khổng lồ cho người sử dụng khai thác. Hiện nay, Thư viện bố trí phịng đọc điện tử với 20 máy tính nối mạng internet trợ giúp người dùng tin khai thác thông tin.

Hai loại dịch vụ có tổng số người dùng tin sử dụng thường xuyên ngang nhau đó là dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ và dịch vụ mượn về nhà (khoảng 60% trong tổng số người dùng tin). Bên cạnh đó dịch vụ sao chép tài liệu cũng được người dùng tin rất quan tâm do đó là những tài liệu khơng thể mua ngồi thị trường nên chỉ bằng cách sao chép lại người dùng tin mới có thể có được tài liệu mà mình mong muốn.

Tra tìm tài liệu trên mục lục truyền thống được người dùng tin ngày càng ít quan tâm sử dụng hơn. Điều này cho thấy người dùng tin đang dần bỏ thói quen tra cứu truyền thống, họ thích tra cứu hiện đại hơn bởi việc tra cứu trên CSDL ở máy tính giúp họ tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và thuận tiện hơn (tỷ lệ 36% trong tổng số người dùng tin).

Người dùng tin sinh viên:

Như đã phân tích ở các phần trên sinh viên là nhóm quan trọng và chủ yếu sử dụng Thư viện, vì vậy nhu cầu và tần suất sử dụng các dịch vụ của Thư viện cũng chiếm tỉ lệ cao hơn so với các nhóm người dùng tin khác. Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên thường xuyên đến Thư viện để nghiên cứu và học tập, vì vậy dịch vụ đọc tại chỗ chiếm tỉ lệ cao nhất so với các dịch vụ khác ở tất cả các nhóm người dùng tin (tỷ lệ 93.3% trong tổng số người dùng tin sinh viên). Dịch vụ sao chép tài liệu và dịch vụ mượn về nhà, dịch vụ tra cứu trên internet cũng là dịch vụ người dùng tin sử dụng rất nhiều (tỷ lệ từ 51% đến hơn 83% trong tổng số người dùng tin sinh viên).

41

Người dùng tin CBNCGD:

Đối tượng CBNCGD là đối tượng khơng bị bó buộc trong khn khổ giờ giấc làm việc hành chính, họ có thể chủ động sắp xếp thời gian tự nghiên cứu tài liệu tại Thư viện hay tại nhà. Vì vậy dịch vụ mượn về nhà được quan tâm và sử dụng nhiều nhất (tỷ lệ 41% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), tiếp đó là dịch vụ tra cứu trên internet (tỷ lệ 25% trong tổng số người dùng tin CBNCGD). Dịch vụ ít được nhóm này sử dụng nhât là sao chép tài liệu (tỷ lệ 15% trong tổng số người dùng tin CBNCGD).

Người dùng tin CBLĐQL:

Nhóm CBLĐQL dành nhiều thời gian để thu thập thơng tin tại nhà nhiều hơn tại Thư viện, do đó dịch vụ mượn về nhà chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm (tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL), dịch vụ ít sử dụng nhất là dịch vụ đọc tại chỗ (tỷ lệ 16% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL). Điều này có thể lý giải do cán bộ quản lý là người rất bận rộn trong công việc nên thời gian để họ khai thác thông tin trực tiếp tại Thư viện rất ít, họ chỉ có thể tranh thủ thời gian để khai thác thơng tin. Mặt khác, do trình độ chun mơn cao nên họ có thể chủ động tìm kiếm thơng tin qua nhiều kênh thơng tin khác nhau.

Người dùng tin NCS-HVCH:

Nhóm người dùng tin chủ yếu có nhu cầu sử dụng nghiên cứu tìm hiểu các đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, luận án, vì vậy dịch vụ số hóa tài liệu được sử dụng nhiều nhất (tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH), dịch vụ đọc tại chỗ và tra cứu trên internet cũng được quan tâm (chiếm tỷ lệ 24% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH).

2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại Đại học Thương Mại

Căn cứ vào kết quả điều tra và qua việc phân tích kết quả điều tra bằng bảng hỏi về nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương mại, tác giả đã so sánh với thực trạng nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực thư viện, sản phẩm dịch vụ hiện có và thơng qua ý kiến phản hồi của người

42

dùng tin để đưa ra các đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện.

2.2.1. Mức độ đáp ứng về nguồn lực thơng tin

Nguồn lực thơng tin có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động Thư viện, nguồn lực thông tin đã được Thư viện quan tâm phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi sang học chế tín chỉ.

Hiện nay vốn tài liệu của kho đóng tại Thư viện trường Đại học Thương Mại bao gồm: kho phịng đọc có 51.565 cuốn với các lĩnh vực, đầu sách khác nhau; kho phòng mượn, trả tài liệu tham khảo hơn 50.000 cuốn; phòng ngoại văn 6265 cuốn với 25 loại; nguồn tin nội sinh hơn 200 tên giáo trình của Trường biên soạn ( chỉ tính từ năm 1992 đến nay). Vốn tài liệu của kho đóng khá lớn, khá phong phú và đa dạng về tài liệu. Vốn tài liệu khá lớn nên đòi hỏi trách nhiệm cũng như sự quản lý của cán bộ thư viện. Thành phần vốn tài liệu thư viện, ngoài các dạng tài liệu cơ bản như sách, báo, tạp chí, cịn có nhiều tài liệu khác như: Băng video, CD-ROM, tranh ảnh, bản đồ, vi phim, vi phiếu, các tư liệu cổ, tài liệu quý hiếm. Vốn tài liệu rất quan trọng đối với bất cứ thư viện nào là một trong bốn thành phần không thể thiếu để cấu thành lên thư viện. Vì vậy dù ở kho nào thì vốn tài liệu chính là cơ sở để Thư viện được duy trì và phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện trường đại học thương mại (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w