Biện pháp tạo động lực làm việc bằng tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại UBND huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)

1.4.4 .Triển khai chương trình tạo động lực làm việc cho công chức

1.5. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức

1.5.1. Biện pháp tạo động lực làm việc bằng tài chính

Tạo động lực làm việc bằng tài chính là việc sử dụng các yếu tố tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi như một hệ thống cơng cụ kích thích vật chất cho cơng chức, trong đó:

a)Tiền lương

Hiểu một cách chung nhất thì tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để hồn thành cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định. Tiền lương được sử dụng như một cơng cụ đắc lực, đóng vai trị quan trọng tác động đến động lực làm việc của người công chức.

Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập, giúp cho người công chức trang trải được các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống; tiền lương kiếm được ảnh hưởng tới địa vị của người cơng chức trong gia đình cũng như đối với bạn bè, đồng nghiệp, xã hội…Tiền lương nếu được trả đúng với năng lực, trình độ và tính chất cơng việc thì sẽ thúc đẩy cơng chức nỗ lực để thực thi tốt cơng việc của mình, tạo động lực cho cơng chức vươn lên, cạnh tranh để khẳng định bản thân. Muốn tạo động lực cho người công chức cần quan tâm giải quyết vấn đề về lương như một điều kiện “cần”.

Thực tế hiện nay, tiền lương chưa thực sự phát huy được vai trị của q trình tạo động lực làm việc cho cơng chức. Với hệ thống thang bảng lương phức tạp, tăng lương theo thâm niên công tác, không đo lường được hiệu quả thực thi công vụ trong các cơ quan HCNN đã khiến cho cơng chức khơng thật sự hài lịng. Để tiền lương trở thành cơng cụ tài chính quan trọng trong việc tạo động cơ làm việc cho cơng chức, Chính phủ

23

phải xác định lộ trình tăng lương hợp lý, thay đổi cách thức từ việc chi trả lương theo thâm niên công tác sang hiệu quả cơng việc, xóa bỏ việc trả lương mang tính cào bằng…

b) Tiền thưởng

Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính chi trả cho hiệu quả, chất lượng thực hiện cơng việc của cơng chức. Tiền thưởng có tác dụng giúp cho cơng chức cố gắng, nỗ lực hết mình trong khi thực hiện cơng việc, thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sự kỳ vọng và động lực hồn thành cơng việc, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hồn thành cơng việc và trách nhiệm đối với cơng việc. Có hai loại thưởng: thưởng cố định thường vào các dịp lễ, tết, hoặc cuối năm, thưởng cũng có thể được trả đột xuất để ghi nhận những thành tích ở hiện tại của cơng chức như hồn thành sớm so với kế hoạch đặt ra.

Khi công chức đạt thành tích xuất sắc, để ghi nhận, người lãnh đạo có thể sử dụng hình thức thưởng bằng tiền. Thưởng bằng tiền khác với trả lương và các khoản phụ cấp ởchỗ nó có thể có, hoặc khơng, nhiều hoặc ít. Điều quan trọng là ở cách thức thưởng, mức thưởng sao cho phù hợp và chỉ trao cho những cá nhân tận tâm với cơng việc, có sự sáng tạo, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc xét thưởng và trao thưởng cần phải tiến hành thường xuyên để tạo tính tích cực hoạt động của cơng chức tránh để tình trạng cuối năm mới bình xét cho cả quá trình làm việc.

Tiền thưởng một mặt làm tăng thêm thu nhập cho công chức, giúp cơng chức có điều kiện thỏa mãn nhu cầu vật chất cao hơn, mặt khác nó thỏa mãn nhu cầu tinh thần đó là sự khen ngợi, sự ghi nhận những đóng góp của cơng chức đối với cơng việc, đối với sự phát triển của tổ chức làm cho công chức cảm thấy tự hào hơn về giá trị của mình, điều này làm cho cơng chức có động lực phấn đấu hơn trong công việc.

c) Các chế độ phụ cấp

Phụ cấp là một khoản tiền bổ sung khi việc định lương cấp bậc, chức vụ chưa tính hết các yếu tố khơng ổn định so với điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt bình

24

thường. Phụ cấp nhằm đãi ngộ cơng chức có chế độ làm việc khơng bình thường, điều kiện sinh hoạt khơng ổn định, thường xun gặp khó khăn. Việc chi trả các chế độ phụ cấp cho công chức sẽ giúp họ nâng cao trách nhiệm trong cơng việc, khuyến khích họ làm việc tại các vùng sâu, vùng xa. Chế độ phụ cấp thường được Nhà nước chi trả bao gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp làm đêm…

d) Các khoản phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho công chức như: bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm xã hội, tiền lương hưu, tiền trả cho ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, các chương trình giải trí, nghỉ mát, nhà ở, phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức. Các khoản phúc lợi mà công chức được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy định của Chính phủ, tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính của cơ quan…

Chính sách phúc lợi đối với công chức được hiểu là những quyền lợi vật chất và tinh thần mà Nhà nước và các cơ quan, tổ chức đảm bảo cho người công chức, thể hiện sự quan tâm của cơ quan tới đời sống của cơng chức, có tác dụng kích thích, giúp người cơng chức trung thành gắn bó với tổ chức, thúc đẩy họ làm việc đạt hiệu quả cao. Trong hệ thống các cơ quan HCNN, việc áp dụng mức phúc lợi hoàn toàn do các cơ quan tự chủ, căn cứ vào quy định khung của Bộ Tài chính và quỹ phúc lợi cơ quan. Khi cơ quan, tổ chức có chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ góp phần tạo ra động lực làm việc hăng say, nhiệt tình cho người cơng chức, tạo ra cho họ tâm lý tự hào nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại UBND huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w