1.4.4 .Triển khai chương trình tạo động lực làm việc cho công chức
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
1.6.1. Các yếu tố bên trong tổ chức
- Người lao động
Người lao động là nhân tố quan trọng nhất để có cơng tác tạo động lực làm việc, và làm cho hệ thống tạo động lực có hiệu quả. Cá nhân người lao động gồm nhiều yếu tố tác động đến năng suất làm việc hiệu quả của họ như: Mục tiêu phấn đấu trong cơng
29
việc là gì? Nhu cầu của họ ra sao? Đặc điểm tâm lý, quan điểm cá nhân trong cơng việc, trình độ kinh nghiệm có đáp ứng được yêu cầu đưa ra hay không? Tất cả những yếu tố này bất kỳ một người nào động nào cũng tồn tại.
Trong các yếu tố, yếu tố nhu cầu có sức ảnh hưởng lớn nhất. Nhu cầu của người lao động khá đa dạng, có thể nhóm chúng lại thành 2 nhóm là nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần, song nội hàm của các nhu cầu này thì ln có sự vận động, biến đổi và cùng với thời gian có thể phát sinh thêm các nhu cầu mới. Sự thỏa mãn nhu cầu sẽ làm người lao động hài lịng và khuyến khích họ làm việc. Theo Maslow con người không bao giờ ngừng phấn đấu để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Những nhu cầu
ởcác cấp độ thấp hơn cần phải được đáp ứng một cách nhanh chóng, nếu khơng được thỏa mãn, chúng sẽ chi phối lại tồn bộ mục tiêu của con người. Vì vậy, khi xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự để tạo động lực làm việc, người quản lý cần phải tìm hiểu rõ người cơng chức đang có nhu cầu gì để thỏa mãn các nhu cầu đó nhằm thúc đẩy họ làm việc hết khả năng của mình. Trong một tổ chức, mỗi người cơng chức có
những đặc điểm riêng về giới tính, tuổi tác, tính cách, trình độ năng lực, chun mơn khác nhau nên có những nhu cầu, mong muốn về cơng việc khác nhau. Do đó, người quản lý phải xác định xem trong số các nhu cầu, nhu cầu nào là nhu cầu cấp thiết nhất của đại bộ phận công chức trong tổ chức, phân loại nhu cầu theo từng nhóm đối tượng như nhu cầu của lãnh đạo quản lý, nhu cầu của nhân viên nam, nhân viên nữa... từ đó xây dựng kế hoạch tạo động lực một cách hợp lý, thỏa mãn những nhu cầu cấp bách trước, có sự ưu tiên thỏa mãn nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau. Nhu cầu của người cơng chức có thể xác định thơng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi được thiết kế sẵn hoặc thông qua phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với họ. Trên cơ sở kết quả thu thập được cần tiến hành phân loại nhu cầu theo các nhóm đối tượng từ đó có thể thiết kế các biện pháp phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm đối tượng
- Các yếu tố thuộc về công việc
30
Bất kỳ một vị trí tuyển dụng nào đều có u cầu về tuyển dụng như trình độ chun mơn như thế nào? Kinh nghiệm ra sao? Bằng cấp nào phù hợp... Ở đây người lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết đinh đến năng suất lao động. Năng suất lao động mỗi tổ chức phụ thuộc lớn vào trình độ văn hóa, chun mơn nghiêp vụ của đội ngũ lao động.
Trình độ văn hóa : Được học hỏi, tích lũy từ lúc bé và kéo dài mãi, con người tích luy và làm phong phú qua thời gian. Là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng chính xác và linh hoạt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cơng việc.
Trình độ chun mơn: Có được qua q trình học tập tích lũy kinh nghiệm. Là sự hiểu biết khả năng thực hành về một chun mơn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó nâng cao năng suất lao động. Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao động của con người. Trình độ văn hóa tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cịn sự hiểu biết về chun mơn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo thì thời gian hao phí lao động càng được rút ngắn. Trình độ văn hóa và chun mơn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện cơng việc nhanh mà cịn góp phần nâng cao chất lượng cơng việc.
Sức khỏe: Trong khi thực hiện cơng việc cũng địi hỏi người lao động cần có một sực khỏe đảm bảo. Nếu sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến kết quả chung của tổ chức và ngược lại.
Sự tự chủ trong công việc: Mỗi cá nhân khi đã làm việc cần có sự tự chủ khi thực hiện cơng việc, nói cách khác đó là sự tự giác, biết việc, có kế hoạch, xắp xếp và thực
31
hiện cơng việc hợp lý, sự tự chủ dựa trên tinh thần trách nhiệm của những ước mơ, khát khao, hy vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức, cơ quan. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển của mình được coi trọng và đánh giá một cách cơng bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức. Đây là cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất chất lượng và hiệu quả lao động
- Văn hóa cơng sở: Khơng tự nhiên mà các đơn vị, cơ quan, tổ chức đều coi trọng văn hóa cơng sở, xây dựng văn hóa cơng sở, đó là nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của từng tổ chức. Mỗi tổ chức đều có một văn hóa riêng, theo đó, các hành vi đều phải tuân theo một chuẩn mực chung. Người lao động nếu muốn làm việc tại các tổ chức cần phải chấp nhận văn hóa của tổ chức đó. Văn hóa tổ chức định hướng cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc với các thành viên khác để tạo ra sự hợp tác trong tập thể. Văn hóa tổ chức mạnh có sức lơi cuốn các thành viên trong tổ chức chấp nhận các giá trị và thực hiện theo nó, ngồi ra nó cịn có tác dụng hội tụ các thành viên trong tổ chức có sự nhất trí cao, định hướng hành vi lao động làm tăng sự liên kết giữa người lao động với tổ chức, tăng sự thỏa mãn trong công việc.
- Điều kiện lao động: Ở đây được hiểu và môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ cho công việc của người lao động và các chế độ phúc lợi xã hội mà người lao động được hưởng. Điều kiện lao động tốt sẽ tạo thuận lợi cho người lao động phát huy hết năng lực của mình. Người lao động sẽ thấy được coi trọng và có ích trong mơi
trường làm việc chung.
- Phong cách lãnh đạo: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng kích thích khả năng làm việc của đội ngũ cơng chức . Lãnh đạo là người đứng đầu của tổ chức, do vậy, quan điểm của họ về bất kỳ vấn đề gì trong quản lý, điều hành tổ chức đều có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc hoạch định chính sách của tổ chức đó. Việc đưa ra các
chính sách tạo động lực lao động vì thế phải dựa trên quan điểm về vấn đề tạo động 32
lực lao động của nhà lãnh đạo. Theo thống kê của một số học thuyết tiếp cận với kiểu quản lý con người. Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu nhược điểm riêng, không thể xác định một phong cách lãnh đạo duy nhất cho mọi tình huống. Người lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách phù hợp nhất để dẫn dắt và thúc đẩy nhân viên. Kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo tác động trực tiếp đến động lực tinh thần của nhân viên. Vì vậy, để tạo động lực lao động, tổ chức cần có chính sách đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đúng đắn và có chính sách đào tạo cán bộ kế cận hợp lý.