1.5.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.5.1.1. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc thu hút ứng viên, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tuyển dụng. Tên tuổi của doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút ứng viên và góp phần làm giảm chi phí tuyển dụng. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng thì việc lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc sẽ cao hơn. Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp có tên tuổi sẽ dễ dàng thu hút ứng viên hơn khi đăng quảng cáo tuyển dụng với các doanh nghiệp nhỏ chưa được biết đến nhiều và
các ứng viên thường có năng lực chất lượng hơn.
1.5.1.2. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Trong thực tế khi tiến hành hoạt động tuyển dụng, nhà quản trị phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược phát triển của doanh nghiệp để tiến đến phát triển bền vững và hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Từ đó, bộ phận nhân sự sẽ căn cứ vào đó để bố trí nhân sự cho phù hợp. Do vậy, công tác tuyển dụng cũng phụ thuộc vào nhiều bộ phận, từng mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng phù hợp.
1.5.1.3. Tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng trong công tác tuyển dụng, việc doanh nghiệp có khả năng tài chính cho tuyển dụng cao sẽ thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng có chất lượng cao hơn. Đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng tình hình nhân sự.
1.5.1.4. Thái độ của nhà tuyển dụng
Đây là yếu tố quyết định cho thành công của cơng tác tuyển dụng. Nhà tuyển dụng phải có thái độ đúng đắn, tránh hiện tượng thiên vị trong tuyển dụng, phải tạo ra được bầu khơng khí thoải mái để ứng viên có thể tự tin bộc lộ hết năng lực cá nhân của họ, như vậy công tác tuyển dụng mới đạt được chất lượng cao.
1.5.1.5. Chính sách nhân sự của doanh nghiệp
Chính sách nhân sự của doanh nghiệp là q trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực. Để tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp cần làm rõ: Cần tuyển ứng viên như thế nào? Bao nhiêu người? Khi nào cần? Hay nói cách khác đây là cơ sở của tuyển dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của công tác tuyển dụng.
1.5.1.6. Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều có những quy định cụ thể cho công tác tuyển dụng. Bản chất của các quy định đó phụ thuộc vào q trình phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được kết quả tốt nhất doanh nghiệp không chỉ phải xem xét nhu cầu hiện tại mà cịn phải đánh giá và phân tích đến nhu cầu tương lai.
Không chỉ đánh giá năng lực hiện tại mà còn xem xét đến khả năng phát triển của họ trong tương lai.
- Công tác chuẩn bị cho tuyển dụng: Công tác này vô cùng quan trọng, được thiết lập chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch tuyển dụng, yêu cầu đối với người lao động, sự đầu tư cho công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó, đầu tư cho cán bộ tuyển dụng trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ là rất quan trọng bởi vì kết quả của tuyển dụng phụ thuộc vào nhà tuyển dụng. Từ đó yêu cầu nhà tuyển dụng phải giỏi, nhiều kinh nghiệm, công tư phân minh.
1.5.1.7. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa cơng ty tất quan trọng vì đó là một trong những yếu tố thu hút ứng viên tiềm năng. Ví dụ, nếu văn hóa cơng ty thoải mái, năng động sẽ giúp nhân viên cảm thấy không bị gị bó, thỏa sức làm việc nhưng vẫn giữ đúng những quy định, quy chế, nội quy của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, những ứng viên có tính cách nghiêm nghị sẽ khó giữ chân họ trong môi trường làm việc quá thoải mái. Việc chuyển đổi văn hóa làm việc khơng phải q khó khăn hay tốn kém. Cần phát triển một môi trường văn hóa phù hợp cho tất cả nhân viên, hãy quan sát, lắng nghe thêm một chút sáng tạo và cởi mở trước những ý tưởng thay đổi mới, phù hợp hơn.
1.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.5.2.1. Bối cảnh văn hóa xã hội
Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản trị nhân lực nói chung và tuyển dụng nhân lực nói riêng, với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp. Nề nếp văn hóa - xã hội ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người, sự thay đổi về thái độ làm việc và nghỉ ngơi, sự thay đổi về lối sống xã hội, sự thay đổi về cách nhìn nhận đối với lao động nữ... Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến thị trường lao động. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tuyển dụng nhân lực.
1.5.2.2. Bối cảnh kinh tế chính trị
Những điều kiện kinh tế- chính trị ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tuyển dụng. Trong giai đoạn kinh tế suy thối hoặc bất ổn có chiều hướng đi xuống thì
tổ chức sẽ giảm thiểu lượng lao động, giảm giờ làm... và xu hướng tuyển lao động giảm. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển ổn định, có xu hướng đi lên các tổ chức mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tuyển thêm người cùng với các chính sách đãi ngộ khác.
1.5.2.3. Các chính sách, pháp luật của của mỗi quốc gia
Yếu tố chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến quản lý và sử dụng lao động nói chung và tuyển dụng nhân lực nói riêng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác tuyển dụng nhân lực của tổ chức. Các nhà tuyển dụng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định này tại địa bàn nơi tổ chức có trụ sở và thực hiện hoạt động tuyển dụng nhân lực. Pháp luật liên quan tuyển dụng nhân lực là nhân tố ảnh hưởng buộc tổ chức phải tuân thủ để bảo đảm không vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
1.5.2.4. Dân số và thị trường lao động
Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi và ngược lại. Khi nói đến thị trường lao động khơng thể khơng nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng nhân lực của tổ chức.
1.5.2.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển dặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân lực nói chung và tuyển dụng nhân lực nói riêng; địi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.
1.5.2.6. Đối thủ cạnh tranh
Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Quá trình hội nhập, phát triển kinh tế khiến cho sự cạnh tranh nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, giữa các tổ chức ngày càng gay gắt. Nếu các đối thủ cạnh tranh có chính sách quản trị nhân lực tốt sẽ là thách thức đối với
công tác tuyển dụng của tổ chức, đòi hỏi phải chú ý hơn đến công tác truyền thơng tuyển dụng cũng như xây dựng chính sách thu hút nhân tài.