Theo Brundland thì “Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu
cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là q trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tơn trọng những q trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống con người, động vật và thực vật”. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó khơng chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó cịn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững…
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90. Đây là khái niệm khá mới ở Việt Nam. Tiến hành xây dựng và thao tác hóa các khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh thế giới hiện nay sẽ có ý nghĩa quan trọng. Các nghiên cứu khoa học môi trường, khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học và luật học hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho việc hồn thiện hệ thống quan điểm lý luận về phát triển bền vững của nước ta trong những thập niên sắp tới.
Hiện nay, trước tình hình biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường sinh thái, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành đề tài nóng bỏng và hơn bao giờ hết trong cuộc sống nhân loại chúng ta. “Bi kịch biến đổi khí hậu đang ngày càng khốc
liệt bởi nó tàn phá mơi sinh trên tồn cầu. Việc mỗi thành viên trong cộng đồng
hành động độc lập theo lý trí nhằm phục vụ lợi ích cục bộ có thể tối đa hóa lợi ích
đó trong ngắn hạn nhưng sẽ làm cạn kiệt tài sản chung …”[3]
1.2.1.3 Sự bền vững và các mâu thuẫn
Trong mỗi chuỗi cung ứng, chúng ta không thể sản xuất sản phẩm chất lượng tốt một cách ổn định khi vấn đề xã hội và cân bằng sinh thái ở các nước sản xuất nguyên liệu đầu vào không được đảm bảo. Chúng ta cần bảo tồn các qui luật cố hữu của mỗi bên tham gia vào chuỗi tạo giá trị và bảo tồn khả năng tái sản xuất của các nguồn lực trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận về sự phát triển bền vững luôn nảy sinh mâu thuẫn về sự gắn kết giữa các bên tham gia trong các mục tiêu về môi trường sinh thái, kinh tế và xã hội như sau :
Sự tồn tại lâu dài của thiên nhiên đòi hỏi qui trình tái sản xuất vận hành trên cơ sở các qui luật về tự nhiên.
Sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng vững chắc tùy thuộc vào những qui luật cố hữu của các thị trường tài chính.
Sự tồn tại lâu dài của xã hội đòi hỏi ngày càng nhiều hơn sự công bằng xã hội và cơng lý trong các qui trình phức hợp của sự trao đổi.
[3] TS. Trần Văn (2010), “Từ Cà Mau, nghĩ về phát triển bền vững”, Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 09/02/2010 [26]
Trong mối liên hệ trao đổi nguồn tài nguyên cho thấy các quốc gia phụ thuộc vào 3 khuôn khổ của sự bền vững. Thiên nhiên không chỉ là nguồn tài nguyên cho nền kinh tế mà còn cho xã hội chúng ta. Nguồn kinh tế tạo ra thu nhập cũng như là sản phẩm tạo ra từ những nguồn tài nguyên này và có thể được thấy như là một nguồn lực cho sự sống còn của xã hội. Tuy nhiên, khơng có sự trao đổi nguồn tài nguyên từ xã hội và kinh tế trở lại cho thiên nhiên một cách tự nhiên. Cũng như những người hoạt động trong kinh tế khơng thể tối đa hóa lợi nhuận cùng lúc tạo mới nguồn lực khác vì điều đó sẽ hạn chế lợi nhuận của họ. Khơng thể tối đa hóa cùng lúc, ưu tiên hóa cái này sẽ làm giảm tầm quan trọng của cái kia. Chúng ta có thể quyết định thực hiện như thế nào để đạt được sự bền vững là điều quan trọng.
Hình 1.1: Minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên [4]