Community (4C)
Cùng thời gian thành lập trên thế giới, 4C được giới thiệu vào Việt Nam. Đến tháng 4/2010, tại Việt Nam đã có 14 đơn vị tham gia chương trình sản xuất cà phê có xác nhận 4C, bao gồm 16.234 đối tác kinh doanh, 11.977 công nhân, trên diện tích 28.507 héc-ta sản lượng 1.512.204 bao (90.732 tấn nhân). Giá cộng thưởng đang áp dụng cho nhà sản xuất (nông hộ) 4C là VND200/kg, giá xuất khẩu cộng thêm tương ứng USD25-30/tấn. Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều
nhận thức được lợi ích 4C về phương diện bền vững. Tuy nhiên, khó khăn chủ yếu cho việc tham gia 4C theo các doanh nghiệp đánh giá chủ yếu là quy mô sản xuất
nhỏ và vườn cây khơng đủ điều kiện. Do đó, sự tham gia của các nhà xuất khẩu cà
phê Việt Nam để liên kết các hộ nông dân và tổ chức chuỗi cung ứng bền vững là thực sự cần thiết. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.6.
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp
về lợi ích và khó khăn khi thực hiện 4C
Các lợi ích Tỉ lệ (%)
Các khó khăn Tỉ lệ (%)
Nâng cao uy tín doanh nghiệp
25.9% Vườn cây khơng đủ
điều kiện
28.6%
Thực hành tốt, bảo vệ môi trường sinh thái
24.1% Qui mô sản xuất nhỏ 25.7%
Có giá thưởng 19% Khâu thu hoạch, chế biến
20%
Ổn định sản lượng 17.2% Thời tiết, sâu bệnh 14.3%
Được hỗ trợ kỹ thuật 12.1% Thủ tục đăng ký 2.9%
ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ VỀ VIỆC THỰC HIỆN 4C CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN Khác 1.7% Khác 8.6% Tổng 100% 100%
Nguồn: Khảo sát của tác giả (câu 15, 16 phụ lục số 7)
Một trong những lợi ích bền vững 4C đạt được khi tham gia sản xuất bền vững là cải tiến được chất lượng cà phê nhân. Trong báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên”, trong khoảng năm 2007- 2009, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đã thực hiện các cuộc điền dã, khảo sát tình trạng thu hoạch, chế biến cà phê của 108 hộ nông dân
(chọn ngẫu nhiên các hộ thuộc bốn huyện sản xuất cà phê lớn tỉnh Đắk Lắk gồm Krông Pắk, Krông Búk, Cư M’gar và Krông Ana). Sản phẩm quả tươi và nhân khô của nông dân và đại lý thu mua cà phê được lấy mẫu để phân tích chất lượng.
Kết quả cho thấy trong các bảng sau:
Bảng 2.7: Chất lượng quả cà phê thu hoạch vụ 2007/08 của nông hộ Đắk Lắk
Tỷ lệ các loại trong khối quả thu hoạch (% khối lượng)
Huyện
Quả khơ
Quả xanh
Quả nẫu Tạp chất Quả chín
Krơng Pắk 8 26,4 11,2 2,4 52,3
Krông Búk 3,9 38,1 10,9 1,7 45,5
Cư M’gar 3,1 34,6 8,4 2,2 51,8
Krơng Ana 2,8 30,4 6,1 4,1 56,6
Trung bình 4,5 32,4 9,2 2,6 51,5
Nguồn: TS. Nguyễn Văn Thường, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên [25]
Bảng 2.8: Chất lượng quả cà phê thu hoạch vụ 2007/08
của nông hộ tham gia 4C ở Đắk Lắk
Tỷ lệ các loại trong khối quả thu hoạch (% khối lượng)
Huyện
Quả khô
Quả xanh
Quả nẫu Tạp chất Quả chín
Ea Hleo 3,9 7,5 3,4 2,8 82,0
Cư M’gar 3,0 13,3 4,4 1,7 77,1
Trung bình 3,5 10,4 3,9 2,3 79,6
Nguồn: TS. Nguyễn Văn Thường, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên [25]
Như vậy, chất lượng quả cao hơn khi sản xuất theo tiêu chuẩn 4C: nhiều quả chín, ít quả khơ, quả xanh, quả nẫu và ít tạp chất hơn. Điều này sẽ giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng cà phê nhân Việt Nam so với cách sản xuất theo tập
quán thơng thường. Do tỉ lệ hái quả chín cao và kỹ thuật chế biến theo tiêu chuẩn, tổng tỉ lệ hạt lỗi của nông dân 4C thấp hơn, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm (hạt mốc, lên men) hầu như đảm bảo. Kết quả chất lượng cà phê nhân sau thu hoạch thể hiện trong bảng 2.9 (sản xuất theo tập quán nông dân và theo cách chế biến chuẩn) và bảng 2.10 (sản xuất theo tiêu chuẩn 4C) dưới đây.
Bảng 2.9: Điểm các lỗi chính và tổng số điểm lỗi
trong mẫu 300g cà phê nhân vụ 2007/08 Lỗi Hạt đen Hạt nâu Hạt xanh non Lỗi khác Tổng số Dân chế biến vụ 88,4 32,6 4,3 33,9 159,2 Chế biến chuẩn 34,3 6,2 9,6 24,4 74,6
Nguồn: TS. Nguyễn Văn Thường, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên [25]
Bảng 2.10: Số điểm lỗi trong cà phê nhân của nông hộ 4C vụ 2007/08
(theo TCVN:4193-2005) Huyện Hạt đen, đen một phần Hạt mốc Hạt nâu Lên men Xanh non Tạp chất Tổng lỗi Ea Hleo 52,9 0 8,5 0 8,1 14,3 85,4 Cư M’gar 36,2 0,2 10,8 0 7,5 5,1 61,8 Trung bình 44,5 0,1 9,6 0 7,8 9,7 73,6
Nguồn: TS. Nguyễn Văn Thường, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên [25]
c. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance)
Trong 2 năm gần đây, Liên minh rừng mưa cũng được giới thiệu vào Việt Nam, sản xuất được giám sát bởi chính nhà tổ chức liên minh này. Niên vụ 2009/2010, có hai nhà sản xuất đạt được chứng nhận là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, diện tích 1,850 héc-ta, sản lượng khoảng 5.150 tấn đã bán hết cho nhà rang xay nước ngoài ngay sau khi thu hoạch. Được biết nhu cầu cho cà phê
được chứng nhận Liên minh Rừng mưa rất lớn, thị trường ưa chuộng là Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ do sự nhận biết của khách hàng và ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng cà phê các nước phát triển. Giá cộng thưởng cho cà phê Việt Nam chứng nhận Liên minh Rừng mưa là USD90-100/tấn. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu cần nhiều thời gian để tổ chức và tập huấn nông dân tham gia sản xuất theo chứng chỉ này (qua trao đổi với ông Serge Matienne – Giám đốc các chương trình phát triển bền vững của cơng ty Acom – tập đoàn Ecom).