Khâu cung ứng: Đại lý là cầu nối liên kết các tác nhân trong chuỗi khép kín “ đầu vào – sản xuất – đầu ra” cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 82 - 83)

kín “ đầu vào – sản xuất – đầu ra” cho doanh nghiệp

Các đại lý trung gian, tư thương là “cầu nối” nơng dân và doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức mạng lưới thu mua là các đại lý trung gian như một khâu liên kết trong chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp. Phổ biến chuẩn chất lượng nguyên liệu mong muốn của doanh nghiệp, cũng như các nguyên tắc tham gia sản xuất cà phê bền vững. Nâng cao nhận thức của các đại lý thu mua cà phê ở các cấp tiếp theo, đại diện cho nhà xuất khẩu nhận thức những yêu cầu về hàng hóa của khách hàng, theo dõi chặt chẽ chất lượng cà phê nông dân sản xuất, áp dụng mức giá thưởng cho những lô hàng nguyên liệu đảm bảo chất lượng sản xuất. Đồng thời, tổ chức điều kiện bảo quản và lưu trữ hàng hóa đảm bảo chất lượng, tránh lây nhiễm tạp chất …

Cách thực hiện:

¾ Đầu mùa vụ, cung cấp cho các nông hộ các bao sạch, mới để đựng cà phê và

tái chế các bao cũ theo đúng qui trình để bảo vệ môi trường, tránh việc tái sử dụng bao đựng phân bón, thuốc trừ sâu để đựng cà phê sau thu hoạch vì khả năng lây nhiễm hóa chất, ảnh hưởng chất lượng cà phê an tồn.

¾ Phối hợp hỗ trợ nông dân phơi sấy, chế biến cà phê trong mùa thu hoạch nếu thời tiết không thuận lợi, tránh các tác nhân gây ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê sau này.

¾ Các doanh nghiệp xuất khẩu có chính sách thu mua hàng thưởng phạt hợp lý để khuyến khích đại lý thu mua tuân thủ việc thu gom hàng đạt chất lượng từ nơng dân, bảo quản hàng hóa tốt và có chính sách hỗ trợ vốn cho các đại lý làm ăn uy tín.

¾ Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến tham gia qui trình chuỗi giá trị sẽ được hưởng giá cộng thêm cao hơn và sẽ có điều kiện tiếp cận các tiêu chuẩn chứng nhận cao hơn như UTZ Certified, 4C, Rainforest Alliance hay Fair Trade tùy tiêu chuẩn nào phù hợp với qui mơ và địa bàn hoạt động của cơ sở đó. Theo dõi chặt chẽ việc quản lý ghi chép, sổ sách trong chuỗi cà phê có chứng nhận.

Trường hợp “tư thương thời đổi mới” là một ví dụ về khâu cung ứng trung gian rất đáng nhân rộng trong hoạt động hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam [24]. Xem phụ lục số 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)