NHÂN VIỆT NAM
2.3.1 Những tồn tại trong chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ
NHÂN VIỆT NAM
Từ những ngày đầu tham gia sản xuất, cà phê Việt Nam phát triển một cách tự phát, số lượng liên tục tăng trưởng nhưng không được chú ý đúng mức để phát triển chất lượng tương ứng, xuất khẩu ồ ạt chất lượng thấp kém sang ngày càng nhiều thị trường. Mặc dù, các nhà rang xay nước ngoài biết đến và chấp nhận mua giá tốt cà phê từ các nước khác, nơi mà việc quản trị chuỗi cung ứng rất hiệu quả; họ thử nghiệm và chọn lọc để phối trộn cà phê chất lượng thấp giá rẻ của Việt Nam như là một phương tiện gia tăng giá trị lợi nhuận. Khi đi thăm dây chuyền sản xuất của nhà rang xay Zicaffe ở Ý cuối năm 2005, tác giả được biết, tỷ lệ cà phê Việt Nam được họ phối trộn luôn dưới 5%.
2.3.1 Những tồn tại trong chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam Việt Nam
Cùng với sự ra đời của những công ty mới, có tổ chức và lắp đặt dây chuyền chế biến hiện đại, cũng như sự xuất hiện các tập đoàn liên doanh nước ngoài, chuỗi
[20] Thanh Hương (2010), “Doanh nghiệp loay hoay voi C/O”, Nhịp cầu Đầu tư, số 183 (31/05/2010), trang 42-43 [13]
cung ứng xuất khẩu cà phê Việt Nam đang có những biến chuyển khởi sắc và tích cực theo hướng bền vững khi người sản xuất đang dần ý thức được sự cải tiến để cạnh tranh trên thị trường và “sống còn” trong nền kinh tế tồn cầu hóa. Nhìn chung, do nhiều ngun nhân, cà phê Việt Nam đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Có thể kể đúc kết những vấn đề tồn tại sau đây:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam còn chồng chéo, cạnh tranh cục bộ và hoạt động kém hiệu quả. Trong danh sách 146 hội viên của Vicofa, có khoảng 80 doanh nghiệp tư nhân (khơng xuất khẩu trực tiếp) và nhà xuất khẩu cà phê nhân, khơng có tinh thần hợp tác, tranh mua tranh bán nên không tranh thủ được lợi thế thị trường.“Hiện số lượng các doanh nghiệp mua cà
phê quá nhiều, bát nháo khiến cà phê Việt Nam thua thiệt ngay trên sân nhà. Ở khâu tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của ta trăm hoa đua nở, người người, nhà nhà làm kinh doanh, chế biến cà phê dẫn tới việc cạnh tranh thiếu lành mạnh, để nước ngoài ép giá tự làm hại nhau” [21]. Như kết quả khảo sát của tác giả ở bảng 2.5, có 22.5% các doanh nghiệp xuất khẩu bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu khác. Chuỗi thu mua từ nông dân của các đại lý, các doanh
nghiệp tư nhân cũng chồng chéo, thông tin giá cả cũng khác biệt nhau ngay cả trên thị trường nội địa. Ngay cả các doanh nghiệp, các đại lý và doanh nghiệp tư nhân còn tranh mua tranh bán, tranh phát giá cao để giành thu gom hàng. Một số đơn vị kinh doanh tự phát và đầu cơ cà phê “xuất hiện” rồi “biến mất” trong vài mùa cà phê gần đây, khơng có khả năng thanh tốn nợ vay ngân hàng là một trong những hệ lụy chuỗi cung ứng thiếu bền vững …
Thứ hai, sự yếu kém trong công tác quản lý của ngành, sự tổ chức, liên kết yếu của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, khơng thực thi các chính sách, chủ trương của chính phủ một cách đúng đắn, kịp thời. Mặc dù chủ trương của chính phủ, Bộ nơng nghiệp ln hỗ trợ
và tập trung cho ngành cà phê trong từng thời kỳ khó khăn, đầu tư cơng nghệ, kỹ thuật, phân bổ nguồn lực (nhân sự, ngân sách, vốn tài trợ của nước ngoài), các hoạt
động triển khai cho ngành vẫn chưa hiệu quả. Ví dụ như sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, tổ chức câu lạc bộ 20 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam, chương trình mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê, cơng tác tổ chức, nhân sự, thông tin và tư vấn của Hiệp hội Cà phê Ca cao…
Thứ ba, chất lượng sản phẩm vẫn là điểm yếu nhất làm giảm uy tín cũng như giá của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Do qui trình sản xuất của nông dân chưa đạt chuẩn, nấm mốc (OTA – Ochratoxin A)và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cịn là mối quan ngại về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với cà phê Việt Nam. Tuy chưa có thống kê về hàm lượng OTA vượt mức trên 5ppb (giới hạn từ chối của các thị trường nhập khẩu) trong kết quả kiểm tra, nhưng bản chất của OTA là lây nhiễm, đã có nhiều kết quả kiểm tra vượt mức cho phép ở cảng đến. Chính vì thế mà khách hàng Dongsuhfood (DSF) Hàn Quốc cuối năm 2008 có thơng báo điều khoản trả hàng về nếu hàm lượng OTA trong cà phê nhân sống vượt quá 5ppb[22] khi đến cảng nhập khẩu. Theo ông Okamoto (chuyên gia phụ trách thị trường cà phê Hàn Quốc của công ty Itochu) sau chuyến thăm khách hàng này vào tháng 3/2010, có trao đổi với tác giả: “DSF vẫn đang lo ngại về OTA trong cà phê nhân Việt Nam, nếu tình hình khơng cải thiện, DSF sẽ xem xét mua cà phê nhân của Indonesia thay thế”.
Hiện nay, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên một số tiêu chí đơn giản về phần trăm hạt đen vỡ, tạp chất và thủy phần. Do đó, một số các nhà rang xay lớn trên thế giới như Nestle, Dongsuhfood, Lavazza, Ueshima Coffee… phải thiết lập tiêu chuẩn mua hàng theo qui cách riêng của họ, chứ không mua hàng theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam, kể cả tiêu chuẩn đếm lỗi TCVN:4193 (2005). Các doanh nghiệp Việt Nam cịn gặp khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng xuất khẩu cung ứng cho khách hàng “đồng đều” trong suốt cả vụ mùa cà phê vì khơng ổn định được chất lượng nguyên liệu từ các nguồn cung ứng trong nước. Kết quả khảo sát của tác giả thể hiện trong bảng 2.11.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát chất lượng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam
Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn khách hàng Loại 1&2 (đen vỡ) TCVN:4193 (2005) FAQ Khác (tự xây dựng) Tỉ lệ (100%) 37.3% 32% 16% 8% 6.7%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (câu 5 phụ lục số 7)
Trong khi đó, năng lực chế biến của tất cả nhà máy cà phê tại Việt Nam hiện nay là 650 tấn/ giờ, tương đương 2,7 triệu tấn cà phê một năm (hai ca, mỗi ca 8 tiếng) - theo báo cáo của Dakman trong buổi làm việc với Itochu Nhật Bản ngày 14/12/2009. Kết quả khảo sát của tác giả cũng cho thấy năng lực chế biến cà phê
nhân của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, có đến 78.8% doanh nghiệp có trang bị cơ sở chế biến tại nhà kho để nâng cấp chất lượng cà phê xuất khẩu, có xây dựng nhà kho để bảo quản và dự trữ cà phê, tại nhà máy của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 37.3% và tại kho riêng chiếm 31.3% (câu số 6,7 phụ lục số 7).
Thứ tư, khả năng cạnh tranh, quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam cịn hạn chế. Mặc dù có 87.5% các doanh nghiệp trả lời khảo sát là có Bộ phận Marketing cho cà phê nhân xuất khẩu (câu 17 phụ lục số 7) nhưng các thương gia nước ngoài hầu như phải tìm kiếm
thơng tin về nhà cung cấp và tự chọn lọc cơng ty có uy tín để mua hàng, chứ ít có doanh nghiệp Việt Nam chủ động gặp gỡ, đề xuất cơ hội kinh doanh, cập nhật tình hình kinh doanh hằng năm và tìm cơ hội mới với khách hàng của mình. Trả lời
khảo sát, một số doanh nghiệp cho rằng không cần thiết vì việc kinh doanh cà phê chỉ tập trung vào một số cơng ty nhất định. Bên cạnh đó, tâm lý ngại chia sẻ
làm các doanh nghiệp Việt Nam làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi vốn có nhu cầu đầu ra cao và tổ chức bài bản hơn.
Đối với các doanh nghiệp đã tham gia các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng cà phê bền vững, cách tổ chức “bài bản” hơn vì được tập huấn tuân thủ theo chuỗi
qua các kênh internet, các tổ chức xúc tiến thương mại và dịch vụ hỗ trợ quảng bá của các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn chuỗi (UTZ Certified, Liên minh Rừng mưa, Thương mại công bằng…) và 75% xác nhận đã sử dụng phần mềm quản lý
trong qui trình xuất khẩu, các doanh nghiệp chưa tổ chức được nằm trong diện đang triển khai hoặc mới tham gia, cịn dựa vào qui trình quản lý sẵn có của
doanh nghiệp (câu 18, 19 phụ lục số 7).