Quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cà phê nhân bền vững của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 95 - 96)

phê nhân bền vững của Việt Nam

3.3.4.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp

¾ Nâng cao nhận thức của khách hàng về hình ảnh cà phê Việt Nam, xem cà phê nhân của Việt Nam như là nguồn cung ứng an toàn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chuỗi cung ứng cà phê của họ.

¾ Tiếp cận nhu cầu thị trường cà phê “khác biệt” trên thế giới để các doanh nghiệp có cơ sở nhận định và thâm nhập vào dòng cà phê giá trị gia tăng này.

3.3.4.2 Nội dung giải pháp

¾ Một đặc điểm chung của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam là thụ động trong hoạt động “marketing”, chăm sóc khách hàng. Khi xảy ra biến động dẫn đến rủi ro về giá cả hay nguồn hàng, các doanh nghiệp cũng chậm hoặc không kịp thời thông tin cho khách hàng để họ có kế hoạch theo dõi việc giao hàng và logistics vận chuyển hàng kịp thời cho các nhà máy rang xay. Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu, đồng thời để khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm, việc làm tốt hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm cà phê bền vững, cà phê “khác biệt” của Việt Nam là hết sức cần thiết. Đồng thời, tạo cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thế giới, mở ra những thị trường mới cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể tìm hiểu chuỗi cung ứng của các nhà rang xay và hiểu rõ điều khách hàng cần và đáp ứng một cách phù hợp; cũng như học hỏi cách phát triển chuỗi cung ứng rang xay nội địa và thúc đẩy tiêu dùng cà phê trong nước.

3.3.4.3 Các bước thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)