Thương mại công bằng (Fair Trade)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 32 - 34)

cung ứng cà phê bền vững

1.2.3.3 Thương mại công bằng (Fair Trade)

Mục đích chính của thương mại cơng bằng là tạo cho nông dân cơ hội công

bằng để cải thiện vị thế thị trường của họ. Năm 1988 một tổ chức NGO của Hà Lan

[9] Sustainable Coffee Certifications (2009), A Comparision Matrix, SCAA Sustainability Committee [37].

[10] Phạm Tường Vinh (2010), Công việc của chúng tôi và tác động đối với cà phê, Báo cáo tại Hội thảo triển vọng ngành nông nghiệp Việt Nam 2010 ngày 12/05/2010 [27].

[11] TS. Trịnh Đức Minh (2009), “Sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra”, Sở khoa học & Cơng nghệ Đắk Lắk [15].

Ảnh hưởng của chứng nhận Liên minh Rừng mưa - El Salvadore (2008):

• 200 nơng trại trên 5,800 hec-ta

• Với chứng nhận Liên minh Rừng mưa, các nông trại đã tăng sản lượng ở mức bình quân 76% so với mức 22% trong nhóm sản xuất có kiểm sốt. • Họ kiếm được 1 triệu USD tiền thưởng khi bán sản phẩm có chứng nhận • Doanh thu gia tăng USD321/hec-ta (chi phí cho chứng nhận là 123

tên là Solidaridad đưa ra sáng kiến khởi động hệ thống chứng nhận Max Havelaar cho cà phê Thương mại công bằng (và sau đó là các sản phẩm khác như thủ công mỹ nghệ, cà phê, ca cao, đường, trà, chuối, mật ong, bông, rượu, trái cây, sô-cô-la và hoa) với mục tiêu mang cà phê này vào các kênh siêu thị truyền thống. Năm 1997 Tổ chức Dán nhãn Thương mại công bằng (FLO) được thành lập nhằm hợp nhất sáng kiến dán nhãn Thương mại công bằng ở các nước tiêu thụ. Tính đến 2009, có 20 sáng kiến dán nhãn Thương mại công bằng hoạt động tại 21 quốc gia, tạo nên thị trường lớn cho các sản phẩm Thương mại công bằng. Trên 240 Hợp tác xã tại 26 quốc gia châu Phi, châu Á, và châu Mỹ la tinh sản xuất cà phê có chứng nhận FLO.

Các tiêu chuẩn của FLO phân chia làm hai nhóm: một nhóm tiêu chuẩn dành cho người sản xuất nhỏ, một nhóm cho lao động làm thuê. Các tiêu chuẩn dành cho người sản xuất nhỏ bao gồm các tiêu chí phát triển xã hội, tạo điều kiện cho Thương mại cơng bằng đóng góp vào tiềm năng phát triển cũng như tạo điều kiện cho các nhóm người sản xuất thiết lập cơ chế dân chủ và quản trị minh bạch.

Hệ thống FLO bảo đảm mức giá sàn, dựa trên ước tính chi phí sản xuất bền vững. Tùy theo loại cà phê và nước xuất xứ, mức giá sàn trong những năm qua dao động trong khoảng 2,32USD/kg đến 2,87USD/kg. Khi giá thị trường trên mức giá sàn, cà phê có chứng nhận Thương mại công bằng được trả thêm 0,23USD/kg. Thu nhập từ giá tăng thêm không được chia cho các thành viên, chỉ dành cho Hợp tác xã sử dụng để đầu tư vào phúc lợi, kinh tế, xã hội chung của cộng đồng và của hợp tác xã. Mức độ cam kết cao cho các bên tham gia chuỗi và cam kết cao của người mua sản phẩm cà phê dán nhãn FLO.

Ngoài ra trên thị trường cà phê thế giới, cịn có một số sản phẩm cà phê có chứng nhận khác như “cà phê hữu cơ” (Organic), “cà phê thân thiện” (Bird Friendly) và cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn riêng của nhà rang xay như Starbucks, Nestlé đã kể trên.

Trong khuôn khổ chuỗi cung ứng cà phê bền vững, tác giả sẽ đặc biệt tập trung giới thiệu sâu hơn về Bộ qui tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (4C) vì theo

tác giả đây là bộ tiêu chuẩn cơ bản nhất, xác nhận sự bền vững dành riêng cho sản xuất cà phê và là nền tảng để các trang trại, các hộ nông dân tham gia các tiêu chuẩn cà phê bền vững có chứng nhận khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)