d. Tìm hiểu nhu cầu và quảng bá sản phẩm cà phê chứng nhận ngay khi tổ
3.3.3 Giải pháp 3: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả ngành có phối hợp với các chính sách vĩ mô của nhà nước và việc chuẩn hóa chất
hợp với các chính sách vĩ mơ của nhà nước và việc chuẩn hóa chất lượng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam.
3.3.3.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
¾ Vận dụng hiệu quả sự hỗ trợ của chính phủ cho chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu của doanh nghiệp trong tổng quan chính sách vĩ mơ của ngành cà phê Việt Nam.
¾ Xây dựng tính bền vững cho ngành cà phê Việt Nam giai đoạn mới, hợp lý hóa việc nâng cao chất lượng xuất khẩu, tránh lối mòn lịch sử phát triển bấp bênh của ngành thời gian qua khi chủ trương chính sách khơng được sự hưởng ứng thực hiện từ các doanh nghiệp xuất khẩu đầu ngành.
3.3.3.2 Nội dung giải pháp
Trong ba vụ mùa cà phê 2006/2007 Ỉ 2008/2009, một số chủ trương chính sách đã và đang thực hiện chưa hiệu quả cần được liên kết với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam: (1) sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột do thiếu tính liên kết ngành cũng như chuỗi cung ứng cà phê nhân của doanh nghiệp; (2) kế hoạch tạm trữ 200.000 tấn cà phê Việt Nam niên vụ 2009/2010 từ 15/04 – 15/07/2010 do kế hoạch triển khai chậm sau thu hoạch và lúng túng trong biện pháp thực hiện; (3) triển khai “chương trình phát triển cà phê bền vững đến năm 2020” do có chủ trương nhưng chậm triển khai và các kế hoạch cụ thể hầu như còn chờ chỉ đạo; (4) câu lạc bộ 20 nhà xuất khẩu hàng đầu Việt Nam; (5) Tiêu chuẩn chất lượng cà phê nhân xuất khẩu TCVN:4193 (2005) triển khai và thực hiện khơng hiệu quả
Lợi ích ngành phản ánh qua tính hiệu quả trong chuỗi cung ứng bền vững của doanh nghiệp, chính phủ cần chủ trương liên kết doanh nghiệp đầu ngành để
triển khai các chính sách hỗ trợ cho hoạt động doanh nghiệp đồng bộ và hiệu quả, vấn đề chuẩn hóa chất lượng xuất khẩu cần được thực thi một cách triệt để.
Đối với việc nâng cao chất lượng: Tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê toàn
cầu, chất lượng là điều kiện đủ để bảo đảm sự ổn định cho nguồn cung ứng của cà phê nhân Việt Nam. Hầu hết khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu là nhà rang xay, các thương gia (đại diện cho nhà rang xay), họ yêu cầu được cung cấp sản phẩm cà phê sạch, đạt chất lượng.
Do đó, cần chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng tiêu chí: sản phẩm cà phê sạch, an tồn. Tác giả đồng ý với đề xuất của ông Jonathan (Giám đốc công ty liên doanh Dakman) xây dựng quy chuẩn chất lượng theo ISO10470 (2004) phù hợp với tiêu chuẩn của nhiều nhà rang xay lớn trên thế giới (như tập đoàn Nestle) để việc quản lý chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng có hiệu quả, thay cho TCVN:4193 (2005) triển khai lâu nay mà hầu như khơng khả thi.
3.3.3.3 Các bước thực hiện
a. Tìm hiểu ngun nhân tính khơng hiệu quả của các chủ trương chính sách hiện nay và mối quan hệ hỗ trợ của các chủ trương đó trong chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân.
b. Nghiên cứu các chính sách đề xuất trước đây có thực sự phù hợp cho tình hình chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam hiện nay chưa và nên áp dụng thời điểm nào để tập trung ngân sách, nhân lực phát triển ngành hàng một
cách đồng bộ, có trọng điểm một cách phù hợp.
c. Xác định chủ trương chung về phát triển bền vững cho ngành là đúng nhưng cần đi từ chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính phủ cần triển khai các chính sách lấy xuất phát điểm từ những kế hoạch kinh doanh chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê bền vững của doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp này. Cụ thể :
(1) Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là cái chợ để người sản xuất, nhà xuất khẩu tham gia mua bán cà phê hàng hóa trong nước. Hỗ trợ cho sàn cịn có nhà máy chế biến nâng cấp chất lượng do tập đồn Thái Hịa đầu tư. Đây cũng là một nguồn cung ứng cà phê cho doanh nghiệp xuất khẩu khi cần hàng để xuất khẩu. Nông dân nên đến giao dịch với sàn thay vì giao hàng cho đại lý dưới hình thức “tín thác” và bị thiệt hại khi hệ thống đại lý “vỡ nợ”. Một loạt phản ứng dây chuyền đến các doanh nghiệp trong chuỗi cung
ứng đó. Do đó, nên rà soát lại cơ chế giao dịch trên sàn để nơng dân và
doanh nghiệp đều thấy lợi ích mà tham gia. Theo tác giả, cần qui định số lot giao dịch 1 tấn (thay vì 5 tấn) đối với giao dịch hàng thật, nhận ký gửi hàng cho nơng dân nếu chưa chốt giá thì thực hiện bảo hiểm “hedging” như giao dịch kỳ hạn. Cần tổ chức logistics nhận hàng (có tính chi phí) của những người tham gia giao dịch trên sàng kết hợp thay vì để mỗi nơng dân tự vận chuyển hàng hóa đến kho của sàn giao dịch.
(2) Kế hoạch tạm trữ cà phê của Việt Nam 2009/2010, chậm triển khai và chưa hiệu quả. Bởi lẽ, thời điểm thu hoạch vụ kết thúc tháng 12 và việc kinh doanh cà phê diễn ra được 6 tháng thì chương trình dự trữ mới được duyệt
với điều kiện các doanh nghiệp tham gia trữ hàng không đảo hàng để tận
dụng vốn vay ưu đãi. Bên cạnh đó, việc triển khai đến ngân hàng hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp trữ hàng cũng lúng túng. Trong khi giá mua trữ theo thị trường, không hỗ trợ cho nơng dân, khơng kích thích nơng dân và đại lý bán hàng. Và nếu trữ được một phần nào đó trong kế hoạch thì vụ mùa cà phê mới của Việt Nam lại bắt đầu … Theo tác giả, khi vào mùa thu hoạch, nhận định giá trên thị trường thế giới, chính phủ có thể có chủ trương dự trữ vào những thời điểm nông dân cần vốn để trang trải cuộc sống và tái đầu tư cho sản xuất với mức giá cao hơn giá thành sản xuất (ví dụ 23.000 – 25.000 đồng/kg) tùy phẩm cấp chất lượng nông dân sản xuất. Các doanh nghiệp đăng ký mua trữ cần qui định gửi hàng vào kho của sàn cà phê Bn Ma Thuột và có thực hiện giao dịch kỳ hạn trên sàn để tránh rủi ro biến động giá
sau này. Với cách thức này, nhà nước vừa quản lý được kế hoạch dự trữ, vừa tạo được nguồn hàng phòng hộ cho doanh nghiệp khi có biến động giá cả, cung cầu trên thị trường, vừa đảm bảo chất lượng (kiểm định theo qui chế chất lượng của sàn giao dịch và hệ thống nâng cấp chế biến khi cần thiết) (3) Chương trình “phát triển cà phê bền vững đến năm 2020” nên bắt đầu từ việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê mà tác giả đã trình bày ở giải pháp 1. Khi đó, nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ kỹ thuật, lãi suất ưu đãi ….cho các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, xây dựng vào xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng bền vững cho chính doanh nghiệp mình cũng như các chính sách tiếp thị quảng bá cho cà phê nhân của Việt Nam. Chính các chuỗi cung ứng bền vững trong xuất khẩu cà phê nhân của doanh nghiệp được nhân rộng sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành về lâu dài.
(4) Câu lạc bộ các nhà xuất khẩu hàng đầu Việt Nam: liên kết với Hiệp hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam, các doanh nghiệp nên tăng cường trao đổi thông tin, cập nhật số liệu xuất khẩu, cung cầu để cùng thảo luận chiến lược kinh doanh, giá bán phù hợp… và hỗ trợ lẫn nhau xuất khẩu khi thị trường có biến
động. Có thể nghiên cứu áp dụng chế độ phạt cho các doanh nghiệp trong
câu lạc bộ cố tình đi ngược lại với chiến lược kinh doanh chung để đảm bảo sự thống nhất và nguyên tắc hoạt động. Bước đầu có thể thử nghiệm thực hiện như hình thức tổ chức Ban điều phối ngành hàng trực thuộc Hiệp hội. (5) Nâng cao chất lượng xuất khẩu một cách chuẩn hóa với tiêu chí chất lượng cà phê thế giới:
¾ Đề xuất với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, rà soát lại tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam, so sánh đối chiếu với ISO14700 (2004).
¾ Ban hành bộ tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn và khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện trong chuỗi cung ứng của mình.
¾ Biện pháp chế tài: Tổ chức một cơ quan kiểm soát hải quan để đánh giá chất lượng xuất khẩu. Lô hàng nào không đạt chất lượng xuất khẩu sẽ bị loại hoặc
đóng mức thuế suất nhất định mới được xuất khẩu. Tránh trường hợp như
hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu không theo TCVN:4193 (2005) với lý do tiêu chuẩn này qui định cao hơn chất lượng yêu cầu của khách hàng. Với qui định cụ thể như vậy, chất lượng xuất khẩu của cà phê nhân Việt Nam được giữ vững.