Với sản lượng trên một triệu tấn năm hiện nay, Việt Nam có khoảng 10% nơng trường trồng cà phê tập trung, còn lại 90% là phân tán các hộ kinh doanh cá thể, nông hộ quy mô nhỏ từ vài sào đến vài hecta. Từng hộ gia đình tự chọn giống,
gieo trồng, chăm sóc, bón phân, đầu tư và canh tác trên vườn cà phê trên cơ sở chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và lợi nhuận kinh doanh của mùa trước, mà vốn dĩ đã rất bấp bênh, phụ thuộc vào giá cả thị trường. Do đó, sự phát triển vườn cà phê khơng ổn định, ngoài yếu tố thời tiết, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu, cơng lao động, lạm phát… người nơng dân trồng cà phê vẫn cịn bị động trong việc sản xuất cà phê. Có những nơi sản lượng cao thì giá thành thấp, nhưng nếu trồng ở những vùng thiếu nước thì sản lượng thấp, giá thành cao. Hơn nữa, khi giá bán cà phê xuống thấp, nông dân chịu lỗ, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và khơng đủ chi phí tái đầu tư cho vườn cây, làm ảnh hưởng đến sản lượng mùa vụ sau. Ngược lại, gặp mùa giá cà phê thế giới ở mức cao, nơng dân cịn có xu hướng đầu tư thái quá vào phân bón để tăng năng suất cho vườn cây hoặc phát triển diện tích trồng mới một cách tự phát, dẫn đến rủi ro đáng báo động vì sự gia tăng diện tích các vườn cây già. Hiện nay ở
nước ta, vườn cây già chiếm gần 20% và phải thay thế trong thời gian tới, một số diện tích mới bây giờ bắt đầu thu hoạch nhưng chưa phải thời kỳ có sản lượng cao
[18]. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự bền vững và rủi ro cho nông dân khi mà vào mùa vụ thu hoạch sau, giá cà phê rớt xuống thấp trong khi tài nguyên, môi trường của vườn cây không kịp phục hồi, nông dân sẽ gặp cảnh thất thu ở mùa vụ sau cả về sản lượng và giá trị. Do đó, ý thức về sự bền vững đối với người sản xuất nhỏ lẻ thực sự quan trọng.