- Một vấn đề quan trọng là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên cử cán bộ tín dụng sâu sát việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất của các hộ nông dân để quản lý tốt hơn, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.
- Đối với những hộ sản xuất nông nghiệp đặc biệt là những hộ nuôi trồng thủy sản, hộ chăn nuôi gia cầm và hộ trồng lúa không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, dẫn đến tài khoản nợ quá hạn tăng lên thì Ngân hàng nên tìm hiểu kỹ những nguyên nhân các hộ này bị thua lỗ là do ảnh hưởng chủ quan từ phía bản thân hộ vay hay do yếu tố khách quan của điều kiện thiên nhiên mà các hộ không thể khắc phục được. Từ đó Ngân hàng có những chính sách cho vay thích hợp để khuyến khích và giúp đỡ các hộ này khôi phục sản xuất và tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
+ Phân loại khách hàng như sau: Hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo. Hay hộ có điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay vốn để từ đó Ngân hàng đề ra chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn.
+ Đa số nguồn vốn cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, nên thị trường tiềm năng của Ngân hàng về vốn trung và dài hạn còn rất lớn. Do đó Ngân hàng cần mở rộng đầu tư sang thị trường này. Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp với kỹ thuật tiên tiến sẽ mang lại kết quả khả quan, ngoài ra còn góp phần thúc đẩy bộ mặt nông thôn bắt kịp với nhịp sống hiện đại.
+ Nên giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín vay trả sòng phẳng và những khách hàng kinh doanh hiệu quả, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ.