Phân tích tình hình dư nợ về cho vay hộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 55)

sử dụng vốn

Nhìn chung, tổng dư nợ hộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn tăng qua ba năm 2007 – 2009; trong đó ngành trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp chiếm cao nhất trong tổng dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn.

Hình 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO ĐỐI

TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA

Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 29.228 20,88 43.381 28,23 24.136 13,82 14.153 48,42 (19.245) (44,36)Chăn nuôi 16.972 12,12 19.848 12,92 12.067 6,91 2.876 16,95 (7.781) (39,20) Chăn nuôi 16.972 12,12 19.848 12,92 12.067 6,91 2.876 16,95 (7.781) (39,20) Xây dựng 18.132 12,95 8.994 5,85 33.308 19,07 (9.138) (50,40) 24.314 270,33 TTCN 58.184 41,56 65.567 42,67 93.875 53,74 7.383 12,69 28.308 43,17 Khác 17.474 12,48 15.884 10,34 11.287 6,46 (1.590) (9,10) (4.597) (28,94) Tổng 139.990 100,00 153.674 100,00 174.673 100,00 13.684 9,77 (20.999) (13,66)

- Trồng trọt: Dư nợ năm 2007 đạt 29.228 triệu đồng sang năm 2008 dư nợ đạt 43.381 triệu đồng tăng 48,42% tương đương tăng 14.153 triệu đồng so với năm 2007 vì DSCV năm 2008 tăng nhưng DSTN giảm nên dư nợ tăng vào năm 2008. Năm 2009 dư nợ đạt 24.136 triệu đồng giảm 44,36% tương đương giảm 19.245 triệu đồng so với năm 2008. Điều này lý giải DSCV năm 2009 giảm nhưng DSTN tăng nên dư nợ năm 2009 giảm theo.

- Chăn nuôi: Dư nợ đối tượng chăn nuôi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Dư nợ đối tượng chăn nuôi tăng giảm không đều qua 3 năm, cụ thể năm 2008 tăng 2.876 triệu đồng tương đương tăng 16,95% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì dư nợ đạt 12.067 triệu đồng giảm 39,20% tương đương giảm 7.781 triệu đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy trong thời gian sắp tới Ngân hàng không chú trọng đầu tư vào loại hình sản xuất này nữa.

- Xây dựng: Dư nợ cho vay để xây cất nhà và đáp ứng đời sống người dân giảm mạnh vào năm 2008 và tăng mạnh vào năm 2009, cho thấy nhu cầu về đời sống tinh thần và mức sống của tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao. Cụ thể năm 2007 dư nợ đạt 18.132 triệu đồng sang năm 2008 dư nợ đạt 8.994 triệu đồng giảm 9.138 triệu đồng tương đương giảm 50,40% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ đạt 33.308 triệu đồng tăng 270,33% tương đương tăng 24.314 triệu đồng so với năm 2008. Qua đây cũng phản ánh hiệu quả nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, không những hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thể hiện đối với khách hàng truyền thống mà ngày càng mở rộng sang các ngành nghề, đối tượng khác.

- Tiểu thủ công nghiệp: Dư nợ lĩnh vực này tăng qua ba năm, năm 2007 đạt 58.184 triệu đồng sang năm 2008 đạt 65.567 triệu đồng tăng 7.383 triệu đồng tăng tương đương 12,69% so với năm 2007. Sang năm 2009 dư nợ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 93.875 triệu đồng tăng 28.308 triệu đồng tăng tương đương 43,17% so với năm 2008. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ ngày càng chậm phát triển.

- Khác: Dư nợ năm 2007 đạt 17.474 triệu đồng sang năm 2008 dư nợ là 15.884 triệu đồng giảm 1.590 triệu đồng tương đương giảm 9,10% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ đạt 11.287 triệu đồng giảm 4.597 triệu đồng tương đương

giảm 28,94% so với năm 2008. Dư nợ các đối tượng khác giảm qua 3 năm, chủ yếu là do ảnh hưởng của nguồn vốn vay và thu nợ của Ngân hàng.

Tóm lại, qua 3 năm tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng ở mức

cao và giá trị của khoản nợ phải thu này lớn dần qua từng năm. DSCV hộ sản xuất ngày càng tăng, nguồn vốn thu về cũng tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, đảm bảo được an toàn của nguồn vốn. Ngoài việc đầu tư mở rộng và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, nên nguồn vốn cho vay của Ngân hàng cũng góp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh tế của quận Cái Răng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 55)