Tình hình huy động vốn của ngân NHNO &PTNT quận Cái Răng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 25)

3.4.2. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của NHNO&PTNT quận Cái Răng Cái Răng

Trong những năm qua NHNO&PTNT quận Cái Răng được người dân và giới doanh nghiệp nơi đây biết đến là nơi hỗ trợ vốn và là người bạn đồng hành thân thiện giúp họ vượt qua cuộc sống khó khăn, có điều kiện vươn lên làm giàu. Vậy nguồn vốn để Ngân hàng đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của những đối tượng này là từ những nguồn nào và thực trạng của nguồn vốn ra sao. Vì thế phân tích tình hình huy động vốn và tình hình sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn đối với lĩnh vực cho vay và thấy được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn này. Ngoài ra phân tích về tình hình sử dụng vốn còn giúp ta biết được lĩnh vực nào là chủ yếu và có đóng góp quan trọng vào hiệu quả tín dụng trong Ngân hàng.

3.4.2.1. Tình hình huy động vốn của ngân NHNO&PTNT quận Cái Răng Răng

Năm 2009 tình hình kinh tế trên địa bàn quận Cái Răng tiếp tục phát triển, nhiều công trình, dự án vẫn được xây dựng như: cầu Cần Thơ, cầu Cái Răng, khu công nghiệp Hưng Phú, trung tâm Văn hóa Tây Đô và các dự án khu dân cư, làm cho bộ mặt đô thị quận Cái Răng ngày càng khởi sắc. Cùng với quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất thu hồi là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để chi

nhánh NHNO&PTNT quận Cái Răng huy động được nguồn vốn lớn và ổn định, làm cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn của NHNO&PTNT quận Cái Răng gồm hai bộ phận: Vốn huy động và vốn điều chuyển. Qua bảng 2 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng qua từng năm. Trong đó vốn huy động là nguồn vốn được ưu tiên phát triển nên được tăng dần qua các năm, dần thay thế vốn điều chuyển.

Xét về tỷ trọng của hai khoản mục vốn huy động và vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn. Qua hình 2, ta thấy rằng tỷ trọng của vốn huy động trên tổng vốn tăng giảm dần qua mỗi năm trong khi đó tỷ trọng này đối với vốn điều chuyển lại giảm tăng dần. Điển hình năm 2007 vốn huy động chiếm 84,81% tổng vốn, năm 2008 là 94,11% và năm 2009 giảm còn 82,69% so với năm 2008, ngược lại tỷ trọng của vốn điều chuyển qua ba năm lần lượt giảm tăng là 15,19% vào năm 2007, năm 2008 giảm còn 5,89% nhưng đến năm 2009 tăng lên 17,31% so với năm 2008.

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 171.974 84,81 181.498 94,11 197.937 82,69 9.524 5,54 16.439 9,06

- Tiền gửi không kỳ hạn 51.945 30,21 39.043 20,39 29.556 14,93 (12.902) (24,84) (9.487) (24,30) - Tiền gửi có kỳ hạn 116.479 67,73 147.681 77,12 153.867 77,74 31.202 26,79 6.186 4,19 - Kỳ phiếu – trái phiếu 3.550 2,06 4.774 2,49 14.514 7,33 1.224 34,48 9.740 204,02

2. Vốn điều chuyển 30.790 15,19 11.350 5,89 41.440 17,31 (19.440) (63,14) 30.090 265,11

Tổng nguồn vốn 202.764 100,00 192.848 100,00 239.377 100,00 (9.916) (4,90) 46.529 24,13

Hầu hết các Ngân hàng Nhà nước không riêng gì chi nhánh NHNO&PTNT quận Cái Răng nếu chỉ sử dụng vốn để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Qua đây có thể thấy NHNO&PTNT quận Cái Răng ngày càng thành công trong lĩnh vực huy động vốn. Cụ thể vốn huy động năm 2007 là 171.974 triệu đồng, năm 2008 nguồn vốn này tăng 181.498 triệu đồng và đạt 197.937 triệu đồng vào năm 2009. Như vậy chỉ sau hai năm vốn huy động từ nền kinh tế quận nhà đã tăng lên 16% tương đương 25.963 triệu đồng.

Trong các khoản mục của nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, kỳ phiếu – trái phiếu thì tiền gửi có kỳ hạn là nhân tố quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể tiền gửi có kỳ hạn chiếm 67,73% trên tổng vốn huy động vào năm 2007, sang năm 2008 tỷ trọng này là 77,12% và đến năm 2009 con số này đạt 77,74%. Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi không kỳ hạn và kỳ phiếu – trái phiếu cũng tăng nhanh. Ta đã biết trong các loại tiền gửi đã nêu, tiền gửi có kỳ hạn là có tính ổn định nhất. Sự tăng lên của nguồn vốn này là do việc sản xuất kinh doanh của dân cư ngày càng có hiệu quả. Họ nhận thức được mức độ an toàn của việc gửi tiền ở các Ngân hàng so với hình thức chơi hụi hưởng lãi suất cao nhưng dễ gặp rủi ro hoặc cất giữ tiền mặt làm giảm giá trị đồng tiền do yếu tố lạm phát. Mặt khác là việc Ngân hàng đã đề ra và áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm như tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, thể thức tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, … Với mức lãi suất hấp dẫn và nhiều phần thưởng giá trị, chiến lược tiếp thị, trực tiếp tiếp cận khách hàng cũng được Ngân hàng vận dụng và khai thác tốt nhất. Ngoài việc vận động khách hàng tiền gửi, Ngân hàng còn hướng khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói khác. Nhờ thế đã thu hút được một lượng khách hàng đông đảo và thân thiết.

Nói chung trong ba năm qua tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có những chuyển biến tích cực, vốn huy động ngày càng nhiều, Ngân hàng ngày càng chủ

động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn được thuận lợi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w