Tình hình nợ quá hạn về cho vay hộ sản xuất qua 3 năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 58)

Nợ quá hạn (NQH) là số tiền khách hàng vay ngân hàng, khi đáo hạn khách hàng chưa trả hết cho ngân hàng nhưng không làm thủ tục xin gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Hiện nay, ở hầu hết các Ngân hàng Thương mại việc quản lý tín dụng đã được tin học hóa, việc theo dõi kỳ hạn nợ ở từng khế ước đã được cài đặt sẵn. Vì thế nếu đến kỳ hạn nợ mà khách hàng không trả được nợ thì máy tính tự động chuyển sang nợ quá hạn. Do vậy, nhiều trường hợp khách hàng xin gia hạn nợ nhưng cán bộ tín dụng không kịp xem xét trình duyệt gia hạn nợ thì đã chuyển sang nợ quá hạn là trường hợp cũng không ngoại lệ. Nhưng xét cho cùng bất kỳ một Ngân hàng nào cũng muốn tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng mình ở mức thấp nhất.

Nợ quá hạn là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác dụng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ đọng, vòng quay tín dụng bị chậm lại. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức mà nó không gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Muốn tìm được những giải pháp tích cực Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNO&PTNT quận Cái Răng.

Hình 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)

Nhìn vào hình 13, ta thấy tổng giá trị nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất tăng nhanh và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2008 là 7.674 triệu đồng, sau đó giảm vào năm 2009 đạt 3.406 triệu đồng. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn của cho vay hộ sản xuất là đa số và có ảnh hưởng quyết định đến tổng nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất.

Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 4.234 4.723 2.229 489 11,55 (2.494) (52,81) Trung – dài hạn 1.525 2.951 1.177 1.426 93,51 (1.774) (60,12) Tổng NQH 5.759 7.674 3.406 1.915 33,25 (4.268) (55,62)

( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT quận Cái Răng)

Qua bảng 10 thể hiện mức thay đổi tổng giá trị NQH trong 3 năm 2007, 2008 và 2009. Năm 2007 NQH là 5.759 triệu đồng sang năm 2008 NQH hộ sản xuất đạt 7.674 triệu đồng tăng 1.915 triệu đồng tương đương tăng 33,25% so với năm 2007. Năm 2009 NQH là 3.406 triệu đồng giảm 4.268 triệu đồng tương đương giảm 55,62% so với năm 2008. Trở lại DSCV và DSTN hộ sản xuất trong ngắn hạn, hầu như nguồn vốn cho vay thành phần này đều tăng trưởng mạnh qua các

năm, đồng thời nguồn thu về cũng đạt kết quả khả quan. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến NQH tăng lên? Ở bất kỳ một lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào, dù cho có thuận lợi và phát triển đến mấy thì vẫn tồn tại những nhân tố làm ảnh hưởng và kìm hãm sự phát triển đó, mà bản thân ta không thể triệt tiêu hoàn toàn được nó mà chỉ có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế nó. Đây cũng là nhân tố tồn tại trong hoạt động tín dụng ở Ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến NQH là do một số yếu tố khách quan sau:

- Một số hộ vay sử dụng sai mục đích, tự ý sản xuất kinh doanh những ngành mới mẻ dẫn đến thất bại, thu lỗ trong sản xuất.

- Họ vay bị thất do dịch bệnh trong sản xuất nhiều năm liền, phần lớn là các hộ chăn nuôi, trước đây các hộ được gia hạn nợ nay tiếp tục bị thất nên mất khả năng trả nợ Ngân hàng.

- Ý thức của hộ vay không cao, bên cạnh những hộ vay trả sòng phẳng vẫn còn một số hộ không có thiện chí trả nợ, sau khi thu hoạch họ không thanh toán cho Ngân hàng mà chiếm dụng vốn vay vào mục đích khác.

Tóm lại, NQH của Ngân hàng có xu hướng giảm, đặc biệt là nợ quá hạn ngắn hạn. Đây là kết quả mong đợi, cũng là công lao của các nhân viên cán bộ tín dụng trong việc quản lý chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng, từ khâu thẩm định đến khâu thu nợ, xử lý nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w