Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo thời gian để thấy được xu thế biến đổi của tình hình cho vay theo thời gian, từ đó biết được tình hình cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất.
Đối với lĩnh vực kinh tế hộ sản xuất, những năm gần đây, trên địa bàn quận Cái Răng đang phát triển từng ngày nên đã có rất nhiều Ngân hàng mở chi nhánh, phòng giao dịch tại đây như: Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Việt Á … từ đó dẫn đến việc cạnh tranh mở rộng cho vay vốn tới hộ sản xuất nhất trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, … với quy mô lớn giữa các Ngân hàng là rất gây gắt. Tuy nhiên với mục tiêu kinh doanh luôn xác định nông nghiệp – nông thôn là mặt trận chủ yếu và với số lượng khách hàng truyền thống. Trong ba năm qua NHNO&PTNT quận Cái Răng luôn là Ngân hàng giữ vị trí chủ đạo về doanh số cho vay đối với hộ sản xuất.
Nhìn vào hình 3 ta có thể nhận xét rằng trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo thời hạn thì cho vay hộ sản xuất thời hạn ngắn hạn chiếm đa số và độ lớn của khoản tín dụng này liên tục tăng qua ba năm. Ngược lại cho vay hộ sản xuất kinh doanh thời hạn trung – dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay và chỉ tiêu này thay đổi bất ổn qua từng năm.
Hình 3: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)
- Doanh số cho vay ngắn hạn: Qua bảng 4 ta thấy cho vay ngắn hạn đối
vớihộ sản xuất trong các năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay hộ sản xuất. Năm 2007 tỷ trọng của cho vay hộ sản xuất thời hạn ngắn hạn là 78,07%, năm 2008 tỷ số này đạt 71,74% và năm 2009 con số này là 79,30%. Nhìn chung tổng cho vay đối tượng này giảm nhẹ ở năm 2008 và tăng mạnh ở năm 2009. Năm 2008 giảm 18.289 triệu đồng với năm 2007 và năm 2009 tăng nhanh hơn, tăng 24.963 triệu đồng tương ứng là 16,66% so với năm 2008. Nguồn vốn cho vay ngắn hạn lớn và tăng ở năm 2009 cho thấy hiệu quả của cho vay hộ sản xuất ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả toàn bộ doanh số cho vay. Vì hộ nông dân vay vốn chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và xây dựng, mà bản chất của nghề nông là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, nên bà con hộ sản xuất theo mùa vụ là chủ yếu. Trong một năm các hộ sản xuất thường kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau với hình thức như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, hình thức khác, …thông thường có thời hạn ngắn. Vì lẽ đó nhu cầu sử dụng vốn vay của hộ sản xuất chỉ trong khoảng thời gian nhất định. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu này Ngân hàng đã phải luân chuyển linh hoạt nguồn vốn cho vay.
Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 168.151 78,07 149.862 71,74 174.825 79,30 (18.289) (10,88) 24.963 16,66 Trung - dài hạn 47.235 21,93 59.037 28,26 45.640 20,70 11.802 24,99 (13.397) (22,69)
Tổng doanh số 215.386 100,00 208.899 100,00 220.465 100,00 (6.487) (3,01) 11.566 5,54
- Doanh số cho vay trung – dài hạn: Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung – dài hạn nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu vay ngắn hạn. Nguồn vốn này thường sử dụng vào mục đích cải tạo vườn, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, …nhằm cải thiện năng suất cây trồng vật nuôi và nâng cao đời sống của người dân. Nhìn chung nguồn vốn cho vay hộ sản xuất trung – dài hạn của Ngân hàng không ổn định qua mỗi năm. Năm 2007 cho vay trung – dài hạn là 47.235 triệu đồng, năm 2008 là 59.037 triệu đồng tăng 11.802 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân cho vay hộ sản xuất trung – dài hạn là do nhu cầu về vốn của các hộ sản xuất trong năm 2008 tăng vì các cây trồng được gieo trồng đang vào giai đoạn phát triển, đòi hỏi phải được bảo vệ và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm phòng ngừa các loại sâu bệnh phá hoại và thúc đẩy tăng trưởng nhanh trên cây. Đồng thời trong năm 2008 có nhiều hộ sản xuất xây dựng nhà cửa nên nhu cầu vốn trung – dài hạn cao hơn năm 2007. Vì vậy đến năm 2009 cho vay trung – dài hạn lại giảm còn 45.640 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân chính là do trong năm 2008 các hộ nông dân cần lượng vốn lớn mua sắm máy bơm, máy nông nghiệp, phân bón, xây dựng nhà cửa, … nên lượng vốn được cho vay năm nay giảm 13.397 triệu đồng tương đương 22,69 % so với năm 2008.