sau khi cho vay và đôn đốc việc trả nọ vay.
- DSTN hộ sản xuất trung – dài hạn: Giá trị thu hồi nợ của khoản tín dụng hộ sản xuất trung – dài hạn không ổn định qua từng năm. Năm 2007 DSTN đạt được 47.805 triệu đồng sang năm 2008 DSTN giảm đáng kể còn 25.677 triệu đồng cụ thể giảm 22.128 triệu đồng tương đương giảm 46,29% so với năm 2007. Thật ra nguồn thu này giảm là do DSCV hộ sản xuất trung – dài hạn giảm. Ngoài ra yếu tố thời gian của khoản tín dụng, nguồn vốn cho vay này chủ yếu hỗ trợ cho các dự án, phương án sản xuất dài hạn nên thời gian thu hồi chậm, đòi hỏi khách hàng có nhiều thời gian để trả nợ. Năm 2009 DSTN hộ sản xuất có xu hướng tăng trở lại đạt được 38.405 triệu đồng cụ thể tăng 12.728 triệu đồng tương đương tăng 49,57% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng DSTN trong năm 2009 là một phần lớn các khoản vay của những khách hàng ở các năm trước đã đến hạn thanh toán. Thêm vào đó, người vay muốn tạo uy tín đối với Ngân hàng nên thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để Ngân hàng xem xét cho vay các khoản tiếp theo.
4.1.2.2. Phân tích tình hình thu nợ về cho vay hộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn sử dụng vốn
Trong hoạt động tín dụng không chỉ tập trung huy động vốn và tăng cường cho vay là đủ, mà phải biết tính toán tránh các rủi ro có thể xảy ra, để thu hồi nợ đúng hạn và nhanh chóng. Bên cạnh đó, doanh số thu hồi nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh một mặt hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu tình hình thu nợ hộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn để thấy được hiệu quả đồng vốn cho vay của Ngân hàng ở từng đối tượng cụ thể:
Hình 6: TÌNH HÌNH THU NỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO ĐỐI
TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA
3 NĂM (2007-2009)
Dựa vào hình 6 ở trên ta thấy rằng cũng giống như DSCV, DSTN hộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn cũng có nguồn thu từ ngành trồng trọt, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp là những nguồn thu có giá trị lớn. Vậy công tác thu nợ đối với hộ sản xuất sử dụng nguồn vốn vay này có được thuận lợi và có mang lại kết quả khả quan hay không, ta hãy tìm hiểu chi tiết ở từng đối tượng cụ thể:
- Trồng trọt: Qua bảng 7 ta thấy nguồn vốn thu về từ cho vay để trồng trọt qua 3 năm không ổn định. Năm 2007 nguồn thu là 27.902 triệu đồng, sang năm 2008 là 20.904 triệu đồng giảm 25,08% tương đương giảm 6.998 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân giảm cũng một phần do năm 2008 mùa màng thất nên khả năng trả nợ của hộ sản xuất giảm sút rất nhiều nên nguồn thu của Ngân hàng trên cơ sở đó cũng giảm theo đáng kể. Năm 2009 thì nguồn thu Ngân hàng tăng trở lại đạt 92.544 triệu đồng tăng 342,71% tương đương tăng 71.640 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân tăng do kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ sản xuất rất khả quan. Trong mùa thu hoạch lúa hè thu năm 2008, nâng suất lúa đạt khá cao cùng với giá lúa hè thu cũng ổn định ở mức cao nên người trồng lúa có lời. Vì thế trong mùa thu hoạch này thu nhập của một số hộ sản xuất được cải thiện. Thêm vào đó ý thức trả nợ của hộ sản xuất trong các năm gần đây được nâng cao lên, nên tiến độ thu hồi nợ của Ngân hàng đạt rất tốt so với những năm trước đó.
Bảng 7: TÌNH HÌNH THU NỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %
Trồng trọt 27.902 13,40 20.904 11,93 92.544 45,97 (6.998) (25,08) 71.640 342,71 Chăn nuôi 11.748 5,64 14.392 8,21 18.732 9,30 2.644 22,51 4.340 30,16 Xây dựng 17.702 8,50 15.332 8,75 41.698 20,71 (2.370) (13,39) 26.366 171,97 TTCN 126.631 60,80 104.276 59,51 34.983 17,38 (22.355) (17,65) (69.293) (66,45) Khác 24.277 11,66 20.319 11,60 13.376 6,64 (3.958) (16,30) (6.943) (34,17) Tổng 208.260 100,00 175.223 100,00 201.333 100,00 (33.037) (15,86) 26.110 14,90
- Chăn nuôi: Tình hình thu nợ trong lĩnh vực chăn nuôi nhìn chung tăng đều qua 3 năm. Năm 2007 DSTN đạt là 11.748 triệu đồng sang năm 2008 thì DSTN đạt 14.392 triệu đồng tăng 22,51% tương đương tăng 2.644 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2009 thì DSTN lại tăng vọt đến 18.732 triệu đồng tăng 30,16% về giá trị tuyệt đối tương đương tăng 4.340 triệu đồng về giá trị tương đối so với năm 2008. Nguyên nhân DSTN trong lĩnh vực chăn nuôi tăng lên trong 3 năm qua vì dịch cúm gia cầm đã trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của hộ chăn nuôi, làm cho thu nhập của hộ sản xuất bấp bênh. Vì thế việc đầu tư vào đàn gia súc và các loại cá nước ngọt trong năm 2008 là bước đi đúng và kịp thời của những hộ sản xuất này. Hoạt động kinh doanh thuận lợi mang về lợi nhuận, vì thế khả năng hoàn trả những khoản nọ vay của hộ sản xuất cho Ngân hàng cao.
- Xây dựng: DSTN ngành xây dựng cũng ổn định qua các năm và tăng nhiều nhất là năm 2009 đạt DSTN là 41.698 triệu đồng. Trong năm 2007 DSTN là 17.702 triệu đồng sang năm 2008 DSTN đạt 15.332 triệu đồng giảm 13,39% tương đương giảm 2.370 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 thì DSTN tăng đạt 41.698 triệu đồng tăng 171,97% tương đương tăng 26.366 triệu đồng so với năm 2008. Đối tượng sử dụng nguồn vốn vay này chủ yếu là cán bộ nhân viên và người có thu nhập thường xuyên. Nên công tác thu nợ những đối tượng này thường thuận lợi. Lý giải cho điều này ta có thể thấy ở độ biến thiên tăng trưởng DSTN năm 2008 và 2009 lần lượt là 13,39% và 171,97%.
- Tiểu thủ công nghiệp: DSTN ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2007 đạt 126.631 triệu đồng sang năm 2008 DSTN ngành tiểu thủ công nghiệp đạt là 104.276 triệu đồng giảm 22.355 triệu đồng giảm tương đương 17,65%. Đến năm 2009 thì DSTN lại giảm trầm trọng xuống còn 34.983 triệu đồng giảm 66,45% tương đương giảm 69.293 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân giảm là do tình hình thị trường có nhiều biến động bất lợi cho sản xuất kinh doanh như: giá cả đầu vào tăng do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thị trường đầu ra không ổn định….nên Ngân hàng khó thu hồi được nợ cho vay trong 3 năm qua.
- Khác: DSTN các đối tượng khác cũng biến động tỷ lệ thuận cùng với DSCV. DSCV giảm đều qua 3 năm nên DSTN cũng giảm đều theo qua 3 năm tương ứng. Cụ thể DSTN năm 2007 đạt 24.277 triệu đồng sang năm 2008 thì
DSTN giảm còn 20.319 triệu đồng giảm 16,30% tương đương giảm 3.958 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 thì DSTN đạt được 13.376 triệu đồng giảm 6.943 triệu đồng tương đương giảm 34,17% so với năm 2008. Đây là nguồn vốn hỗ trợ cho những đối tượng khác nhau với các mục đích kinh doanh khác nhau. Vì thế đầu tư vào đây sẽ đảm bảo nguồn thu của Ngân hàng, đảm bảo đạt hiệu quả so với nguồn vốn bỏ ra, vì tình hình kinh doanh của một đối tượng có xu hướng không tốt thì cũng ảnh hưởng không lớn đến tổng thể.
Tóm lại, trong 3 năm qua chất lượng tín dụng của Ngân hàng tương đối ổn định. Nguồn vốn thu về đạt so với chỉ tiêu đề ra. Do đó Ngân hàng nên phát huy hơn nữa thế mạnh của mình, chú trọng mở rộng vốn vay đến những khách hàng kinh doanh hiệu quả và khách hàng tiềm năng của Ngân hàng. Công tác thẩm định và cho vay cũng cần được quan tâm hơn và linh hoạt đổi mới theo từng đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng vốn. Đồng thời để đạt kết quả như trên đối với công tác thu nợ là nhờ vào sự nỗ lực của nhân viên, cán bộ tín dụng cũng như Ban Giám đốc Ngân hàng trong việc vận động, đôn đốc và nhắc nhở hộ sản xuất trả nợ đúng hạn, đồng thời theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Mặc khác do thiện ý trả nợ của khách hàng ngày một tốt hơn, khách hàng đã có ý thức hơn trong việc đóng lãi và trả nợ gốc cho Ngân hàng.