Phân tích tình hình thu nợ về cho vay hộ sản xuất theo thời gian

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 46)

Song song với việc cho vay thì tình hình thu nợ cũng là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là bảo toàn vốn và số tiền sinh ra từ nguồn vốn tín dụng. Nếu doanh số thu nợ càng lớn so với DSCV thì có thể kết luận rằng việc sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả. Vì vậy việc phân tích DSTN là việc làm quan trọng để biết được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Sau đây ta tiến hành phân tích tình hình thu nợ hộ sản xuất theo thời gian qua 3 năm như sau:

Hình 5: TÌNH HÌNH THU NỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIANCỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)

- DSTN hộ sản xuất ngắn hạn: Trong các nguồn thu về từ cho vay hộ sản

xuất thì nguồn thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSTN, năm 2007 là 77,05%, năm 2008 là 85,35% và năm 2009 là 80,92%. Điều này cho thấy hiệu quả tín dụng của cho vay hộ sản xuất kinh doanh thời hạn ngắn hạn. Nhìn chung DSTN đối với hộ sản xuất vẫn ổn định qua 3 năm. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng giảm xuống 6,80 % đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng tăng đạt 8,95%. Nguyên nhân tăng một mặt là do DSCV ngắn hạn hộ sản xuất tăng, một mặt do hoạt động sản xuất nông nghiệp như mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá hay nuôi cá xen trồng lúa. Với mô hình này các hộ sản xuất vừa có thể tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá do đã có sẵn thức ăn tự nhiên trong các ruộng lúa, vừa có thể tăng thêm thu nhập. Ngoài nguyên nhân nêu trên DSTN tăng lên còn do sự cố gắng của mỗi cán bộ tín dụng trong việc thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 46)