Phân tích tình hình cho vay đối vớihộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 39)

sử dụng vốn

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay mà nguồn vốn cho vay hộ sản xuất theo đối tượng sử dụng vốn tại NHNO&PTNT quận Cái Răng gồm có: Trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, và sử dụng vốn cho mục đích khác. Phân tích cho vay theo ngành giúp cho Ngân hàng xác định rõ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng ở từng đối tượng sử dụng vốn. Từ đó xác định được thế mạnh trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng ở đối tượng nào để phát huy và yếu kém ở đâu để khắc phục.

Dựa vào hình 4, ta thấy rằng ngoài cho vay khác vì bao gồm nhiều đối tượng sử dụng vốn vay cho những mục đích khác nhau, thì cho vay để trồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp là những khoản mục có DSCV lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV (bảng 5). Giá trị nguồn vốn Ngân hàng đầu tư vào ba ngành tiêu biểu này qua ba năm có sự biến động không giống nhau. Để hiểu rõ hơn tình

hình cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn của Ngân hàng đối với hộ sản xuất ta hãy tìm hiểu chi tiết ở từng ngành nghề sau:

Hình 4: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO ĐỐI

TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA

3 NĂM (2007-2009)

- Trồng trọt: Là một ngành có liên quan đến cây lương thực, cây ăn quả, … để làm ra sản phẩm cung cấp cho nhu cầu ăn uống và dinh dưỡng của con người. Bao gồm các loại như: trồng lúa, trồng mía, màu, chăm sóc vườn ngắn hạn,… Nhìn chung DSCV đối với ngành trồng trọt biến động qua các năm. Năm 2007 DSCV là 42.019 triệu đồng, sang năm 2008 doanh số này đạt 60.630 triệu đồng tăng 18.611 triệu đồng tức là tăng 44,29% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng do chính sách của các cấp chính quyền đã tạo điều kiện, khuyến khích bà con áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Vì thế khi đầu tư vào lĩnh vực này có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần cải thiện thu nhập. Cho nên hộ nông dân đã tích cực trồng trọt và đòi hỏi phải có vốn nên họ đã tìm đến Ngân hàng vì vậy mà doanh số cho vay trồng trọt của Ngân hàng tăng lên.

Đến năm 2009 DSCV ngành này đạt 34.107 triệu đồng giảm 26.523 triệu đồng tương đương giảm 43,75%. Nguyên nhân giảm do một số hộ trước đây trồng cây ăn quả nay chuyển sang chăn nuôi gia súc. Vì đất trồng của các hộ này đã nhiều năm cải tạo nên độ phì nhiêu và màu mỡ của đất không còn nữa dẫn đến thu hoạch không mang lại lợi nhuận.

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 42.019 19,51 60.630 29,02 34.107 15,47 18.611 44,29 (26.523) (43,75) Chăn nuôi 26.182 12,16 33.383 15,98 16.805 7,62 7.201 27,50 (16.578) (49,66) Xây dựng 11.565 5,37 10.863 5,20 41.455 18,80 (702) (6,07) 30.592 281,62 TTCN 92.186 42,80 84.559 40,48 117.060 53,10 (7.627) (8,27) 32.501 38,44 Khác 43.434 20,17 19.464 9,32 11.038 5,01 (23.970) (55,19) (8.426) (43,29) Tổng 215.386 100,00 208.899 100,00 220.465 100,00 (6.487) (3,01) 11.566 5,54

- Chăn nuôi: Trong những năm qua người dân ở các phường thuộc quận Cái Răng sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài nguồn thu nhập chính từ trồng trọt thì nguồn thu từ chăn nuôi cũng đóng góp một phần quan trọng vào nguồn tài chính của những hộ sản xuất này. Những vật nuôi chính yếu ở địa phương: Gia súc gồm có trâu, bò, heo; gia cầm có gà,vịt và các loài cá nước ngọt như cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá rô phi,… Xét tổng DSCV ngành chăn nuôi trong ba năm ta thấy rằng DSCV năm 2008 tăng 33.383 triệu đồng tăng tương đương 27,50% so với năm 2007, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên người dân đã chuyển sang chăn nuôi khác thay thế chăn nuôi gia cầm như: chăn nuôi heo, trâu, bò, cá,… để đáp ứng nhu cầu thị trường thay thế nhu cầu về thịt và trứng gia cầm. Tuy nhiên chăn nuôi các loại gia súc đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí hơn về giống nuôi, thức ăn, thuốc phòng bệnh,… so với trồng trọt nên nhu cầu về vốn vay cũng giảm xuống. Đến năm 2009 DSCV 16.805 triệu đồng giảm 16.578 triệu đồng về giá trị tương đối và giảm 49,66% về giá trị tuyệt đối so với năm 2008.

- Xây dựng: Nguồn vốn này chủ yếu phục vụ cho các cán bộ công nhân viên, và các tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định. Đa số họ sử dụng nguồn vốn này để xây cất nhà ở hoặc phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày. Năm 2007 DSCV để xây dựng nhà và đời sống có giảm nhẹ 702 triệu đồng tương đương giảm 6,07% so với năm 2008. Tuy nhiên lượng giảm này không đáng kể so với lượng tăng lên vào năm 2009, tăng 30.592 triệu đồng tương đương tăng 281,62% đưa DSCV năm 2009 lên đến 41.455 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân tăng là do hòa cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên người dân có nhu cầu xây dựng ngôi nhà khang trang để bắt kịp với vẻ hiện đại của khu đô thị cao cấp. Mặc khác họ sử dụng nguồn vốn vay này chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: Mua xe, mua sắm trang thiết bị phục vụ trong gia đình như: Tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, …

- Tiểu thủ công nghiệp: Nhìn chung DSCV cá nhân trong lĩnh vực công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đều qua ba năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 2009 chiếm tỷ trọng 53,10% trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Năm 2007, DSCV đạt 92.186 triệu đồng nhưng sang năm 2008 thì DSCV giảm 7.627 triệu đồng tương đương 8,27% so với năm 2007. Sang năm 2009 doanh số cho

vay tăng nhảy vọt đạt 117.060 triệu đồng tăng 32.501 triệu đồng tương đương tăng 38,44% so với năm 2008. Ngân hàng cho vay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung tài trợ vốn cho các hộ kinh doanh cá thể để trang trãi cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất như: cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, buôn bán nhỏ … có nhu cầu đầu tư máy móc, trang thiết bị mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tài trợ các khoản vốn lớn cho các khách hàng mở các cửa hàng bách hóa, shop thời trang, quán ăn, dịch vụ internet, quán cà phê ở gần trung tâm thị trấn, quận. Do gần đây mức tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng có phòng giao dịch luôn tăng. Thành phần kinh tế cá thể mở rộng kinh doanh tăng về số lượng và chất lượng nên DSCV tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng.

- Khác: Nguồn vốn này cho vay các đối tượng khác nhau, đa số họ sử dụng nguồn vốn này vào những mục đích như: Dich vụ cầm đồ, khoan cây nước, mua sắm cải thiện điều kiện sinh hoạt, kéo điện về sử dụng, … Năm 2007 DSCV là 43.434 triệu đồng nhưng sang năm 2008 thì DSCV lại giảm đáng kể còn 19.464 triệu đồng, cụ thể giảm 23.970 triệu đồng tương đương giảm 55,19% so với năm 2008. Năm 2009 cho vay khác là 11.038 triệu đồng lại giảm 8.426 triệu đồng tương đương giảm 43,29% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Ngân hàng dần thu hẹp tín dụng sang các đối tượng khác so với đối tượng truyền thống trước đây như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, … Việc làm này giúp cho Ngân hàng phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng bởi vì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng với giá trị không lớn và rải rác ở nhiều đối tượng.

Tóm lại: Qua ba năm khả năng tăng trưởng trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng tương đối tốt. Nguồn vốn của Ngân hàng phần lớn cung cấp cho các hộ sản xuất trong ngắn hạn, chủ yếu là những đối tượng truyền thống vay vốn nhằm mục đích trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, … Ngoài ra Ngân hàng cũng đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay sang đối tượng khác nhằm mở rộng thị trường tín dụng, phân tán rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất trong Ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ duy trì và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao mức sống của người dân.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNO PTNT quận Cái Răng (Trang 39)