- Và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi Không có các tiêu chuẩn loại trừ
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.5 Liên quan giữa MGIT BACTEC và các phương pháp khác
* Với Lowenstein-Jensen
Trong số những bệnh nhân nghiên cứu được làm xét nghiệm Lowenstein- Jensen, có 14 (8,5 %) bệnh nhân dương tính với cả 2 phương pháp MGIT và Lowenstein-Jensen, 20 (12 %) bệnh nhân dương tính với một trong hai phương pháp và 132 (79,5 %) bệnh nhân âm tính với cả hai phương pháp MGIT và Lowenstein-Jensen. Tác giả C Rodrigues cho kết quả 23 % dương tính với cả hai phương pháp, 19 % dương tính với một trong hai phương pháp và 58 % âm tính với cả hai phương pháp MGIT và Lowenstein-Jensen [39].
Tỉ lệ dương tính của MGIT trong nhóm Lowenstein-Jensen dương tính và âm tính là khác nhau (p < 0,001), theo kết quả nghiên cứu thì tỉ lệ MGIT dương tính ở nhóm Lowenstein-Jensen dương tính cao hơn trong nhóm
Lowenstein-Jensen âm tính và ngược lại. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì cả hai phương pháp đều là nuôi cấy, khi một phương pháp đã dương tính thì có nghĩa là đã đủ một lượng vi khuẩn tối thiểu để có thể mọc trên môi trường nuôi (khoảng 10 - 100 vi khuẩn còn sống trong DMP [55]), chính vì vậy khả năng phương pháp còn lại dương tính là rất lớn. Nhưng mặt khác đây là hai xét nghiệm độc lập về nguyên lý và cách thức tiến hành, vì thế nên có một tỉ lệ bệnh nhân chỉ dương tính với một trong hai phương pháp.
Tỉ lệ dương tính khi phối hợp cả 2 phương pháp là 20,5 %, cao hơn so với MGIT (13,3 %) và không khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ dương tính của Lowenstein-Jensen (15,7 %) trong 166 bệnh nhân. Khi phối hợp với sinh thiết màng phổi thì tỉ lệ dương tính của sinh thiết màng phổi + MGIT (97,5 %) và tỉ lệ dương tính của sinh thiết màng phổi + Lowenstein-Jensen (98,8 %) trong số những bệnh nhân được làm cả STMP, MGIT và Lowenstein-Jensen không khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ dương tính chung. Chính vì vậy, theo chúng tôi trên lâm sàng nếu có cũng chỉ nên tiến hành một trong hai phương pháp nuôi cấy trong một lần trên cùng một bệnh nhân.
Bên cạnh những ưu điểm của hệ thống nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT BACTEC, phương pháp nuôi cấy truyền thống trên môi trường đặc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong phân lập vi khuẩn lao. Năm 1993, Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC) khuyến cáo mọi phòng xét nghiệm lâm sàng về lao nên dùng môi trường nuôi cấy đặc bên cạnh môi trường nuôi cấy lỏng.
Nói chung, hai phương pháp nuôi cấy này là những xét nghiệm ít xâm lấn hơn so với sinh thiết màng phổi. Điều này rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân không thể sinh thiết màng phổi chẩn đoán hoặc kết quả sinh thiết màng phổi âm tính. Chính vì vậy, trên lâm sàng chúng ta vẫn nên kết hợp một trong hai phương pháp nuôi cấy với sinh thiết màng phổi (nếu không có chống chỉ
định) để cho kết quả chính xác và hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót trong chẩn đoán.
* Với PCR-BK
Tỉ lệ PCR-BK dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 32,6 %. Trong số những bệnh nhân nghiên cứu có 17 bệnh nhân dương tính với cả hai phương pháp MGIT và PCR-BK, 46 bệnh nhân dương tính với một trong hai phương pháp và 109 trường hợp âm tính với cả hai phương pháp MGIT và PCR-BK. Tương tự như mối liên quan giữa MGIT và Lowenstein-Jensen, hai phương pháp MGIT và PCR-BK cũng có mối liên quan với nhau (p < 0,001). Tỉ lệ dương tính khi kết hợp cả hai phương pháp MGIT và PCR-BK là 36,6 %. Đây là một tỉ lệ khá cao, tuy nhiên xét nghiệm PCR-BK có tỉ lệ dương tính dao động rất lớn, ngoài ra nó lại chỉ mang tính chỉ điểm. Vì vậy, việc sử dụng kết quả PCR-BK trong chẩn đoán và điều trị lao luôn phải được cân nhắc cẩn thận. Nhưng mặt khác, đây là một xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng và dễ tiến hành, chính vì vậy trên lâm sàng chúng ta vẫn nên thực hiện xét nghiệm PCR-BK trong khi đợi kết quả của những xét nghiệm tin cậy hơn.
* Với sinh thiết màng phổi
Trong tổng số 168 bệnh nhân được STMP trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ dương tính trong STMP là 94,6 %; tỉ lệ dương tính của MGIT là 12,5 %. Trong số những bệnh nhân STMP âm tính hoặc nghi ngờ có 5 trường hợp có MGIT dương tính và có 6 trường hợp Lowenstein-Jensen dương tính. Trong số những bệnh nhân sinh thiết màng phổi 2 lần có 3 trường hợp MGIT dương tính, đặc biệt bệnh nhân được nội soi STMP lại có kết quả âm tính với cả MGIT và Lowenstein-Jensen.
Với một tỉ lệ dương tính cao, STMP vẫn là phương pháp cơ bản trong chẩn đoán TDMP do lao. Phương pháp MGIT phát hiện 8/13 (61,5 %) số trường hợp chưa xác định được bằng STMP, tuy nhiên xét trên tổng thể, tỉ lệ
8/172 (4,7 %) số trường hợp phát hiện thêm là khá khiêm tốn. Tuy nhiên dù sao đây cũng là một kỹ thuật ít xâm lấn và có thể thực hiện rộng rãi, tỉ lệ dương tính của MGIT phối hợp với STMP so với tỉ lệ dương tính chung là 95,3 %. Việc phối hợp giữa hai phương pháp này giúp khẳng định chẩn đoán trong nhiều trường hợp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của phương pháp nuôi cấy MGIT cho tương xứng với giá trị chẩn đoán của nó theo như nhiều nghiên cứu của nước ngoài khác, cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Có như vậy mới phát huy có hiệu quả một kỹ thuật mới và tiến bộ trong công tác phòng và chống căn bệnh lao.
Trong số các bệnh nhân có MGIT dương tính có 21 trường hợp dương tính với SMTP hoặc Lowenstein-Jensen hoặc PCR-BK. Còn lại 3 bệnh nhân chỉ có MGIT dương tính lại đáp ứng tốt với thuốc chống lao trong quá trình điều trị. Qua đó có thể khẳng định tất cả các bệnh nhân có kết quả MGIT dương tính đều có vi khuẩn lao là M. tuberculosis.