- Và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi Không có các tiêu chuẩn loại trừ
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.3 Tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ
Bệnh mạn tính cũng là một trong những yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc lao và tiến triển thành bệnh lao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh mạn tính (ngoài lao) là 15,1 %. Các bệnh mạn tính hay gặp là: xơ gan, loét dạ dày tá tràng, đái tháo
đường... Ngoài ra trong số 172 bệnh nhân nghiên cứu có 57/172 (33,1 %) hút thuốc lá, thuốc lào với số lượng khác nhau. Các trường hợp có hút thuốc đều là nam giới.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao phổi cũng được nhiều tác giả đề cập trong nghiên cứu của họ. Trong nghiên cứu của tác giả Luis Valdés và cs (1998) thì tỉ lệ nghiện rượu trong số bệnh nhân nghiên cứu là 14,96 %, tỉ lệ xơ gan là 0,4 % [23]. Tác giả Sheng-Yuan Ruan (2012) nghiên cứu trên 382 bệnh nhân TDMP do lao thấy tỉ lệ COPD hoặc hút thuốc chiếm 24 %; đái tháo đường 19 %; tiền sử mắc lao 4 %; xơ gan 4 % [53].
Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 4/172 (2,3 %) bệnh nhân có tiền sử mắc lao và điều trị lao; 4/172 (2,3 %) bệnh nhân có tràn dịch màng phổi, trong số bệnh nhân có tiền sử TDMP có 2 bệnh nhân từng điều trị lao. Ngoài ra có tới 15,7 % số bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh lao.
Những con số trên cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là tình hình nhiễm lao và tái nhiễm ở nước ta còn khá cao, tỉ lệ lao tái phát năm 2012 ở nước ta là 6,9 % trong số những trường hợp lao được nghi nhận. Đa số những người thân trong gia đình bệnh nhân lao đều không tầm soát. Ngoài ra cũng có một lượng không nhỏ bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị. Đặc biệt 10 % số trường hợp lao tái phát có vi khuẩn lao đa kháng thuốc [2]. Những vấn đề này làm cho nhiệm vụ giảm đáng kể mức độ hoành hành của bệnh lao trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ càng trở nên khó khăn hơn.
4.1.4 Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi vào viện
Thời gian này được tính từ khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đầu tiên cho đến khi bệnh nhân vào viện.
Hầu hết các bệnh nhân không xác định được chính xác thời gian bắt đầu bị bệnh do các triệu chứng khởi đầu thường không rõ ràng. Chúng tôi phân
chia khoảng thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện theo các mốc trước 2 tuần, 2 đến 4 tuần và sau 4 tuần.
Kết quả 51,2 % bệnh nhân vào viện trong vòng 2 tuần, 30,2 % bệnh nhân trong vòng 2 - 4 tuần và 18,6 % bệnh nhân > 4 tuần, số bệnh nhân vào viện trong vòng 4 tuần chiếm tỉ lệ 81,4 %.
Kết quả này cũng tương tự một số nghiên cứu khác. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Sáu (1996), thời gian vào viện trước 4 tuần chiếm 78 % [8], tác giả Trương Huy Hưng (2004) nghiên cứu trong 45 bệnh nhân TDMP do lao có 82,2 % bệnh nhân có diễn biến từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán lao dưới 4 tuần [72].
Sở dĩ có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu như trên chúng tôi cho rằng do xã hội ngày một phát triển, mọi người càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn cộng thêm việc tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh cũng dễ dàng hơn, chính vì vậy tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm ngày càng cao. Diễn biến bệnh càng lâu thì tình trạng vách hóa màng phổi càng nhiều. Trong nghiên cứu của Chung (2008) cho thấy thời gian bị bệnh trước khi được điều trị ở những bệnh nhân TDMP do lao có vách hóa trung bình là 13,5 ± 11 ngày và không có sự khác biệt với những bệnh nhân TDMP do lao không vách hóa (p = 0,849) [73]. Từ kết quả của nghiên cứu này chúng ta có thể thấy vách hóa màng phổi có thể xuất hiện sớm. Chính vì vậy chẩn đoán bệnh sớm khi vừa mới khởi phát là việc làm hết sức cần thiết và nó có tác dụng tích cực đến kết quả điều trị [3].