PCR-BK dịch màng phổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn lao trên môi trường mgit ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao (Trang 69 - 70)

- Và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi Không có các tiêu chuẩn loại trừ

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.4.4 PCR-BK dịch màng phổ

Kết quả PCR-BK dịch màng phổi có sự dao động rất lớn giữa các kết quả nghiên cứu. Tỉ lệ PCR-BK dương tính dao động trong khoảng 6 - 90 %. Sự khác nhau này có liên quan đến nhiều yếu tố như điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng của từng phòng xét nghiệm; tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu; số lượng vi khuẩn; tính đồng nhất của bệnh phẩm; sự hiện diện của chất ức chế khuếch đại,... [1].

Tỉ lệ PCR-BK dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 32,6 %. Kết quả này tương tự với tỉ lệ dương tính là 32,3 % trong nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Dung và cs (2009) do cùng được thực hiện tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương [22].

Bảng 4.1 Kết quả PCR-BK dịch màng phổi ở một số nghiên cứu

Tác giả Cỡ mẫu Tỉ lệ dương tính (%)

Trần Anh Đào và cs (2009) [51] 43 6,1 Phạm Thị Mỹ Dung và cs (2009) [22] 127 32,3 Đỗ Quyết và cs (2010) [52] 70 78,6 Villegas et al (2000) [55] 140 74 Hasaneen et al (2003) [54] 45 90

4.4.5 Mô bệnh học sinh thiết màng phổi

Trong số 172 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân được sinh thiết màng phổi là 168. Trong số những bệnh nhân này kết quả mô bệnh học tổn thương viêm lao chiếm 159/168 (94,6 %); tổn thương nghi ngờ lao chiếm 4/168 (2,4 %); tổn thương viêm mạn tính chiếm 5/168 (3,0 %).

Tỉ lệ sinh thiết màng phổi tổn thương viêm lao khác nhau trong từng nghiên cứu, đa số phụ thuộc vào cách lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu, một phần phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm. Tỉ lệ này theo tác giả Quang Văn Trí là 86,8 %, tuy nhiên tác giả lấy cả những bệnh nhân TDMP có AFB

đờm dương tính, nuôi cấy đờm có BK [58]. Tỉ lệ STMP dương tính trong nghiên cứu của Trần Anh Đào là 62,8 %, tuy nhiên tác giả lựa chọn cả những bệnh nhân TDMP đáp ứng với thuốc điều trị lao [51]. Tỉ lệ STMP dương tính trong các nghiên cứu của các tác giả khác cũng tương đối cao, theo Nguyễn Xuân Triều (1994), độ nhạy của STMP trong chẩn đoán lao là 92 % và độ đặc hiệu là 100 % [85].

Nhìn chung STMP vẫn là một xét nghiệm cơ bản trong chẩn đoán lao màng phổi với độ tin cậy cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vì là STMP “mù” nên nhiều khi không lấy được tổn thương đặc hiệu. Trong số những bệnh nhân có STMP có 2,4 % có kết quả mô bệnh học nghi ngờ và 3,0 % là âm tính, ngoài ra có 9/168 (5,4 %) bệnh nhân phải STMP lần 2 và có 1 bệnh nhân phải STMP lần thứ 3 qua nội soi màng phổi, trong số bệnh nhân STMP 2 lần có 1 bệnh nhân cả 2 lần đều âm tính. Tuy nhiên không thể phủ nhận đây là một trong những phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nhất là khi phối hợp với các phương pháp chẩn đoán khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn lao trên môi trường mgit ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w