- Và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi Không có các tiêu chuẩn loại trừ
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.4.2 Nuôi cấy MGIT BACTEC dịch màng phổ
Trong 172 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 24/172 (14 %) trường hợp có kết quả nuôi cấy MGIT BACTEC dương tính.
Tỉ lệ nuôi cấy dịch màng bằng phương pháp MGIT BACTEC dương tính cũng rất khác nhau ở các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Trần Anh Đào (2009), tỉ lệ này là 6/33 (18,2 %) [51]; tỉ lệ này trong nghiên cứu của Đỗ Quyết và cs (2010) là 6/32 (18,7 %) [52]; tác giả C Rodrigues và cs (2009) cho tỉ lệ 22,1 % [39]; Sheng-Yuan Ruan và cs (2012) cho kết quả 63 % [53].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả MGIT được đánh giá sau 2 tuần nuôi cấy, theo một số nghiên cứu thì với thời gian 2 tuần tỉ lệ dương tính chỉ là 90 % đối với mọi bệnh phẩm nói chung [39], đối với bệnh phẩm là dịch màng phổi thì tỉ lệ dương tính trong 2 tuần thậm chí còn ít hơn. Tất cả các nghiên cứu ở nước ngoài đều đánh giá kết quả dương tính cho đến khi hết quy trình nuôi cấy (6 tuần) [38], [39], [43]. Sau 6 tuần đa số nghiên cứu còn đánh giá lại bằng mắt thường ống MGIT và nhuộm soi trực tiếp để loại trừ âm tính giả. Trong một số nghiên cứu còn tiến hành nuôi cấy bổ sung dịch ống MGIT nếu có nghi ngờ [39], [84]. Chính quy trình tầm soát tỉ mỉ như vậy đã làm tăng tỉ lệ dương tính và tính chính xác của xét nghiệm.
Đó là xét về phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành, còn về mặt kỹ thuật thì đây là xét nghiệm thực hiện với máy móc, quy trình khá phức tạp
đòi hỏi thao tác kỹ thuật chính xác và kinh nghiệm. Điều này cũng phần nào lý giải tỉ lệ dương tính ở nước ngoài thường cao hơn so với trong nước.
Ngoài các lý do trên, theo y văn cho biết tỉ lệ dương tính còn liên quan đến một số yếu tố như: lượng dịch lấy làm xét nghiệm, kỹ thuật lấy dịch làm xét nghiệm, kỹ thuật bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm, thời gian gửi bệnh phẩm... những yếu tố này cũng cần được tìm hiểu thêm.