- Và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi Không có các tiêu chuẩn loại trừ
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.5 Lý do vào viện và triệu chứng lâm sàng
Trong các bệnh nhân vào viện chúng tôi thấy lý do chính khiến bệnh nhân phải vào viện là: đau ngực (61,6 %), khó thở (21,5 %), sốt (11,0 %). Đây cũng là các triệu chứng cơ năng và toàn thân thường gặp nhất.
- Đau ngực: là một triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân TDMP do lao, trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp 86,0 % bệnh nhân có đau ngực với các mức độ khác nhau. Điều này tương tự với các nghiên cứu trước đó [25], [51], [74]. Tỉ lệ này theo Lê Thanh Chương và cs là 91,6 %, của Trần Anh Đào và cs là 74,4 %.
Đau ngực trong TDMP do lao có lẽ là do những tổn thương lao ở màng phổi kích thích vào các đầu dây thần kinh cảm giác ở lá thành hoặc do dịch màng phổi nhiều gây chèn ép.
- Khó thở: khó thở thường liên quan đến lượng dịch và tư thế bệnh nhân, ngoài ra khó thở còn liên quan đến sự tiến triển nhanh của dịch màng phổi và cảm giác của từng bệnh nhân.
Nguyên nhân khó thở là sự kết hợp của nhiều yếu tố: giảm sự đàn hồi của lồng ngực, dịch màng phổi chèn ép vào cơ hoành và do tác động của việc giảm thể tích phổi. Ngoài ra một số bệnh nhân đau ngực nhiều không dám thở mạnh cũng bị khó thở.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp 50,6 % bệnh nhân có triệu chứng khó thở. Tỉ lệ này cũng gần giống kết quả của các nghiên cứu trước đó. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thản (1991) là 79,4 % [59], Lê Thanh Chương và cs (2004) là 68,4 % [74].
- Ho: chúng tôi gặp 80,2 % bệnh nhân ho, trong đó ho khan chiếm 23,2 %, ho có đờm là 57,0 %. Kết quả này có một số khác biệt với các nghiên cứu trước đó. Trong nghiên cứu của Trần Văn Sáu, triệu chứng ho gặp ở 89 % trong đó ho khan chiếm 84 % số bệnh nhân.
Ho khan ở TDMP là do kích thích màng phổi, ho có đờm xuất hiện khi có tổn thương nhu mô phổi. Điều này phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi, nhiều bệnh nhân lúc vào Trung tâm Hô hấp điều trị đã được khám và điều trị ở nhiều nơi. Trong số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 105 bệnh nhân
được chụp CLVT ngực thì có 62/105 (59,0 %) bệnh nhân có tổn thương nhu mô phổi phối hợp.
- Sốt: trong tổng số 172 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi gặp 77,4 % bệnh nhân có sốt trong đó 34,3 % sốt về chiều, 29,6 % bệnh nhân có sốt cơn, nhiệt độ trung bình của các bệnh nhân sốt đo được là 38,4 ± 0,6 ºC.
Kết quả này tương tự như kết quả của Trần Anh Đào và cs với tỉ lệ sốt là 76,7 % tuy nhiên theo tác giả này thì tỉ lệ sốt về chiều là 63,6 % [51]. Tỉ lệ sốt trong nghiêu cứu của chúng tôi có cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thanh Chương và cs (2004) với 55,8 % bệnh nhân sốt, vì tác giả chỉ đánh giá triệu chứng sốt khi nhập viện trong khi chúng tôi đánh giá triệu chứng sốt từ khi khởi phát bệnh và trong suốt quá trình nằm viện [74].
Theo chúng tôi thì có sự liên quan chặt chẽ giữa triệu chứng sốt và bệnh lao, khi có sốt trên một bệnh nhân có TDMP thì đó là một triệu chứng giúp hướng tới nguyên nhân do lao. Tuy nhiên không phải bệnh nhân TDMP do lao nào cũng sốt, ở nghiên cứu của chúng tôi có 32,6 % bệnh nhân không sốt.
Theo y văn thì các triệu chứng hay gặp của TDMP do lao là: đau ngực, khó thở, sốt, ho... Các triệu chứng này có liên quan đến sự tích lũy dịch trong khoang màng phổi và kích thích màng phổi do TDMP. Tùy theo tính chất diễn biến của bệnh là cấp tính hay từ từ mà tỉ lệ gặp các triệu chứng cơ năng có thể khác nhau. Các nghiên cứu của nước ngoài cũng cho thấy như vậy.
- Hội chứng 3 giảm: chúng tôi gặp 100 % các trường hợp có hội chứng 3 giảm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả giống như của tác giả Trần Văn Sáu gặp hội chứng 3 giảm ở 100 % số bệnh nhân TDMP [8].
- Vị trí tràn dịch: nghiên cứu của chúng tôi thấy TDMP bên phải chiếm 53,5 %, bên trái chiếm 39,5,1 %, cả hai bên là 7,0 %. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác. Trần Anh Đào và cs nghiên cứu 43 bệnh nhân TDMP do lao có 67,4 % là TDMP bên phải, 32,6 % là bên trái;
trong nghiên cứu của Quang Văn Trí thì TDMP bên phải là 76,9 %, TDMP bên trái là 18 %, TDMP hai bên là 5,1 % [58]; trong nghiên cứu của tác giả Luis Valdés thì kết quả là 55,9 % TDMP bên phải, 42,5 % TDMP bên trái và 1,6 % TDMP hai bên.
- Gầy sút cân: trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi gặp 33/172 (19,2 %) số bệnh nhân có gầy sút cân từ 2 - 4 kg trong thời gian diễn biến bệnh trước khi vào viện. Những bệnh nhân này thường có triệu chứng sốt (66,7 %) với nhiệt độ dao động từ 38,5 - 39,5 ºC và thời gian diễn biến bệnh thường trên 2 tuần. Thời gian diễn biến bệnh kéo dài cộng thêm với sốt cao làm cho bệnh nhân ăn uống kém, hơn nữa bệnh ngày càng phát triển không thuyên giảm nên bệnh nhân bị gầy sút nhanh.