Đặc điểm cận lâm sàng 1 Kết quả xét nghiệm máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn lao trên môi trường mgit ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao (Trang 61 - 63)

- Và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng phổi Không có các tiêu chuẩn loại trừ

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2 Đặc điểm cận lâm sàng 1 Kết quả xét nghiệm máu

4.2.1 Kết quả xét nghiệm máu

* Số lượng hồng cầu

Số lượng hồng cầu trung bình của những bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,56 ± 0,56 T/l, nhỏ nhất là 3,2 T/l.

Trong TDMP do lao, bệnh thường diễn biến cấp tính, chưa có tình trạng nhiễm độc mạn tính hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể trong đó có cơ quan tạo máu nên nhìn chung không ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng hồng cầu.

Kết quả này cũng tương tự kết luận của tác giả Trần Văn Sáu (1996), không có thay đổi đáng kể số lượng hồng cầu trong TDMP do lao [8].

* Nồng độ Hemoglobin

Trong số 164 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có xét nghiệm công thức máu, số bệnh nhân có nồng độ Hemoglobin ≥ 130 ở nam và ≥ 120 ở nữ lần lượt là 64,8 % và 45,8 %.

Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Lê Thanh Chương và cs, tỉ lệ này lần lượt là 47,5 % và 35,3 % [74]. Nhìn chung, đa số bệnh nhân có nồng độ Hemoglobin máu bình thường, mức độ thiếu máu ở các bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình, nữ gặp nhiều hơn nam.

* Số lượng và công thức bạch cầu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trên 164 bệnh nhân có kết quả công thức máu, số bệnh nhân có bạch cầu từ 4 - 10 G/l chiếm ưu thế (77,5 %) và số lượng bạch cầu > 10 G/l là 20,7 %. Giá trị này cũng gần giống như của tác giả Lê Thanh Chương và cs, các kết quả lần lượt là 79,5 % và 18,3 % dù tác giả có phân mức độ số lượng bạch cầu từ 4 - 9 G/l.

Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính > 70 % chiếm tỉ lệ 26,2 %; bạch cầu lympho > 30 % chiếm tỉ lệ 6,1 %. Tỉ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Lê Thanh Chương và cs với các tỉ lệ lần lượt là 48,4 % và 21,5 %.

* Tốc độ máu lắng và nồng độ hs-CRP

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thường không sử dụng nồng độ CRP huyết tương đơn độc mà hay phối hợp với định lượng nồng độ CRP dịch màng phổi. Theo Chierakul và cs (2004) thì nồng độ CRP trung bình DMP trong TDMP do lao cao hơn các trường hợp TDMP dịch tiết khác. Điểm cắt tối ưu cho nồng độ CRP dịch màng phổi là 30 mg/dl và ở mức này thì độ nhạy và độ đặc hiệu TDMP do lao lần lượt là 72% và 93 %. Cũng theo Chierakul thì nồng độ CRP trung bình trong DMP và huyết tương bệnh nhân TDMP do lao lần lượt là 5,46 ± 0,45 mg/dl và 10,69 ± 0,95 mg/dl.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ định lượng được CRP trong huyết tương. Kết quả ở hầu hết bệnh nhân TDMP do lao trong nghiên cứu của chúng tôi có nồng độ hs-CRP huyết tương tăng và nồng độ hs-CRP huyết tương trung bình là 5,82 ± 4,42 mg/dl; tức là nồng độ CRP huyết tương trong

nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn và dao động hơn rất nhiều so với trong nghiên cứu của tác giả Chierakul [75].

Tốc độ máu lắng trung bình giờ đầu và giờ thứ 2 của chúng tôi là 51,97 ± 24,34 mm và 77,52 ± 24,60 mm. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Lê Thanh Chương và cs là 46,85 ± 26,77 mm và 67,69 ± 30,31 mm [74]; thấp hơn của tác giả Trần Anh Đào là 65,5 ± 26,7 và 96,4 ± 19,1 mm [51]. Số bệnh nhân có tốc độ máu lắng giờ thứ nhất > 50 mm trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 53,6 %, con số này của tác giả Trần Văn Sáu là 39 % [8].

Theo chúng tôi, máu lắng chỉ có tác dụng theo dõi tiến triển của bệnh và trong một số trường hợp giúp gợi ý đến nguyên nhân gây bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn lao trên môi trường mgit ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w