Mơ hình tổ chức, cơ cấu nhân sự và chức năng các bộ phận trực thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở tp hồ chí minh (Trang 35)

2.1. Tổng quan về Học viện Công nghệ BCVT Cơ sở tại Tp.HCM

2.1.3. Mơ hình tổ chức, cơ cấu nhân sự và chức năng các bộ phận trực thuộc

2.1.3.1. Giới thiệu về Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT):

Học viện Công nghệ BCVT là tổ chức đào tạo và nghiên cứu của Nhà nước đặt trực thuộc Tổng Công Ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 516/Ttg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Học viện là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và tài khoản, hoạt động

33

theo qui chế tổ chức và hoạt động được ban hành kèm theo Quyết định số 229/QĐ- TCCB/HĐQT ngày 9/9/1997 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty BCVT Việt Nam.

Tổ chức hiện nay của Học viện gồm:

- Ban Giám đốc Học viện và bộ máy giúp việc (phòng, ban chức năng). - Cơ sở đào tạo Hà Đông: 06 Khoa đào tạo với 18 bộ môn, 02 Trung tâm

cung ứng dịch vụ đào tạo phi chính qui (hạch tốn riêng) 02 Trung Tâm và 01 trạm y tế cung ứng các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ.

- Cơ sở Học viện tại Tp HCM: có 05 khoa đào tạo với 16 bộ mơn, 08 phịng, tổ trực thuộc giúp việc.

- Các đơn vị trực thuộc là đơn vị sự nghiệp có thu (có con dấu tài khoản, kế hoạch hoạt động riêng): 05 đơn vị trong đó có 03 đơn vị nghiên cứu, 02 đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Hiện tại tổ chức của Học viện còn cồng kềnh nhiều đầu mối. Mối quan hệ, cơ chế điều hành giữa Học viện với các đơn vị trực thuộc và Học viện Cơ sở còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng. Học viện chưa phát huy được vai trò điều phối các nguồn lực để phát triển Học viện nói chung và đơn vị nói riêng.

Cơ cấu nhân sự: Học viện có 998 cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên (số liệu đến tháng 3/2009).

- Phân theo các lĩnh vực: khối đào tạo đại học chiếm 52,2%, khối đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn 7,01%, khối nghiên cứu chiếm 40,79%.

- Phân theo công tác: khối quản lý chiếm 24,25%, khối phục vụ chung cho giảng dạy và nghiên cứu 21,24%, trực tiếp giảng dạy chiếm 25,26%, trực tiếp nghiên cứu chiếm 28,86%.

- Phân theo trình độ: Tồn Học viện có 293 người có trình độ sau đại học chiếm 29,36% (trong đó có 65 tiến sĩ và 228 thạc sĩ), 508 người có trình độ đại học chiếm 50,90% (trong đó có 81 người đang là nghiên cứu sinh và học cao học ở nước ngoài) trong đó khối trực tiếp giảng dạy có 56,8%

34

cán bộ có trình độ sau đại học, 32,8% có trình độ đại học. Tỷ lệ giảng viên chính trong tồn Học viện là 11% (yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo là trường đại học phải có 40-45% giảng viên chính).

2.1.3.2. Giới thiệu về Học viện Cơ sở (PTIT HCM):

Học viện Cơ sở là một trong hai cơ sở đào tạo của Học viện, có con dấu riêng (là phiên dấu của Học viện), tài khoản riêng, có nhiệm vụ tổ chức quản lý và đào tạo các hệ dài hạn, ngắn hạn và phối hợp với Trung tâm Đào tạo BCVT II tổ chức các hệ bồi dưỡng, thuộc các chuyên ngành ĐTVT, CNTT, QTKD với chỉ tiêu kế hoạch do Giám đốc Học viện giao.

- Sơ đồ tổ chức (hình 2.1)

- Cơ cấu nhân sự Học viện Cơ sở có 201 cán bộ giảng viên – cơng nhân viên (số liệu đến 10/4/2009) trong đó khối quản lý có 53 người, chiếm 26,37%, khối cán bộ giảng dạy có 104 người chiếm 51,74%, khối phục vụ có 44 người chiếm 21,89%.

- Học viện Cơ sở có 5 khoa đào tạo và 8 phịng, tổ trực thuộc với chức năng từng đơn vị như sau:

™ Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở: 01 người, được Giám đốc

Học viện ủy quyền chỉ đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của đơn vị trực thuộc Học viện đặt tại Tp HCM và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện về sự ủy quyền đó.

™ Tổ Văn phịng Học viện: 03 người.

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về tổ chức điều hành các hoạt động và các mối quan hệ của Học viện Cơ sở.

¾ Tổ chức tiếp nhận, xử lý, phân hướng, tổng hợp, lưu trữ công văn giấy tờ và đảm bảo các điều kiện phương tiện làm việc cho cơ quan Học viện Cơ sở.

35

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương và chính sách xã hội.

¾ Tổ chức triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương theo qui định của Học viện.

™ Phịng Quản lý Đào tạo – Thơng tin Tư liệu: 19 người

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về lĩnh vực công tác quản lý đào tạo và thông tin tư liệu của Học viện Cơ sở.

¾ Tổ chức triển khai thực hiện, tổng kết, đánh giá hoạt động đào tạo – thông tin tư liệu ở Học viện Cơ sở theo qui định của Học viện.

™ Phịng Kế tốn Thống kê – Tài chính: 05 người

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về lĩnh vực kế tốn, thống kê, tài chính.

¾ Tổ chức triển khai thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê, tài chính ở Học viện Cơ sở theo qui định của Học viện.

™ Phòng Kế hoạch – Đầu tư: 09 người

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về lĩnh vực công tác kế hoạch, đầu tư, xây dựng cơ bản của Học viện Cơ sở.

¾ Tổ chức triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công tác kế hoạch, đầu tư, xây dựng cơ bản ở Học viện Cơ sở theo qui định của Học viện.

™ Phịng Cơng tác Học sinh Sinh viên: 09 người

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về chủ trương biện pháp, kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm quản lý và giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên (HSSV) của Học viện Cơ sở.

36

¾ Tổ chức triển khai cơng tác quản lý HSSV theo qui chế công tác HSSV trong các trường đào tạo do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.

¾ Tổ chức triển khai cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng HSSV theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

™ Phịng Hành chính Quản trị: 44 người

¾ Tham mưu và làm chức năng cho Phó Giám đốc phụ trách Học viện Cơ sở về lĩnh vực công tác hành chính, quản trị, các biện pháp phục vụ cơng tác đào tạo và NCKH của Học viện Cơ sở.

¾ Tổ chức phục vụ đào tạo, NCKH và các hoạt động khác có liên quan.

™ Tổ quản lý NCKH và hợp tác quốc tế: 02 người

¾ Xây dựng kế hoạch NCKH hàng năm của Học viện Cơ sở.

¾ Hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch NCKH hàng năm của các đơn vị trực thuộc.

™ Các Khoa đào tạo có các nhiệm vụ chính sau đây:

¾ Tổ chức xây dựng, bổ sung, cải tiến, hồn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo các môn học thuộc các chuyên ngành cơ bản, ĐTVT, CNTT, QTKD ở các bậc học của các loại hình đào tạo được giao phù hợp với yêu cầu thực tiễn của VNPT và tiến bộ khoa học của thế giới. Quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo đã được Giám đốc Học viện phê duyệt.

¾ Tổ chức thực hiện các đề tài NCKH. Bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ giảng viên thuộc Khoa.

¾ Quản lý lao động, tài sản, kinh phí được giao theo qui định của Học viện và pháp luật của Nhà nước.

¾ Tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, chỉ thị, nghị quyết, nội qui, qui chế của cấp trên.

¾ Tổ chức, chỉ đạo và tổng kết phong trào thi đua dạy tốt – học tốt và các nội dung thi đua khác trong Khoa.

37

¾ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Học viện và các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước. Thực hiện chế độ báo cáo theo qui định và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo của mình.

Cơ cấu nhân sự của các Khoa như sau:

9 Khoa Cơ bản 2: 17 người

9 Khoa Kỹ thuật Điện tử 2: 16 người

9 Khoa Viễn thông 2: 26 người

9 Khoa CNTT 2: 23 người

9 Khoa QTKD 2: 22 người

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của Học Viện CNBCVT

Giám đốc Học viện

Phó Giám đốc Học viện Phụ trách Cơ sở Tp.HCM Các tổ chức Đảng, Cơng

đồn, Đồn TNCS HCM Các Hội đồng Tư vấn

Ph òng T ổ ch ứ c C án b ộ Phòn g Qu ả n lý Đ ào t ạ o & TT TL Phịn g C ơng tá c HS- SV Phị ng Hàn h chí nh Q u ả n tr ị Phị ng K ế to án Th ố ng kê T à i chín h Ph ịng K ế ho ạ ch Đầ u t ư T ổ N ghiên c ứ u K H & HT QT T ổ V ă n p h òn g H V C S Tp .HCM Kho a Vi ễ n T hông I I Kh oa C ơ B ả n I I Kh oa Cô ng ng h ệ T h ông tin II Khoa Qu ả n t r ị K inh do anh II Khoa Đ i ệ n t ử II

38

Với cơ cấu nhân sự như vậy, tạm thời có thể đáp ứng được qui mơ đào tạo như hiện nay. Tuy nhiên từ năm 2007, khi Học viện bắt đầu mở rộng chỉ tiêu đào tạo và các ngành nghề thì địi hỏi cấp thiết phải thay đổi cơ cấu trên, tăng thêm nhân sự và thành lập thêm một số Khoa và chuyên ngành khác.

2.1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất:

Học viện Cơ sở có 2 cơ sở làm việc chính:

• Địa điểm số 11 Nguyễn Đình Chiểu – Phường Đakao – Quận 1 được dùng làm trụ sở chính cho khối văn phòng Học viện Cơ sở và Trung tâm Đào tạo BCVT II chủ yếu để quan hệ, giao dịch, mở các lớp đào tạo tại chức và đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. Điều kiện làm việc được trang bị tương đối đầy đủ, các phòng làm việc rộng rãi, thống mát, bố trí ánh sáng hợp lý, nhân viên đều được trang bị máy tính cá nhân, tạo được sự liên kết, liên thông giữa từng cá nhân, từng bộ phận với nhau. Phịng học khang trang, bố trí bàn ghế, âm thanh, ánh sáng hợp lý. Một số phịng có máy chiếu, màn hình và máy điều hịa nhiệt độ.

• Địa điểm Phường Hiệp Phú – Quận 9 được sử dụng làm nơi đào tạo chính của Học viện Cơ sở. Tại đây ngoài hệ thống phịng học, phịng thực hành cịn có văn phịng của 05 Khoa, các Phòng QLĐT-TTTL, Phịng Cơng tác HSSV, Phịng HCQT và Ký túc xá HSSV. Hệ thống phòng học khang trang, âm thanh, ánh sáng hợp lý, bố trí theo khoa đào tạo. Hệ thống phịng thực hành, thí nghiệm hiện đại, phòng tổng đài EWSD, các phòng thực hành tin học với máy tính thế hệ mới được kết nối Internet, bưu cục thực hành, hệ thống các phịng thư viện được xây dựng theo mơ hình thư viện điện tử, có đủ tài liệu và cơ sở để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Hệ thống trang thiết bị thực hành của Học viện Cơ sở được tổ chức đầu tư xây dựng và phát triển theo mơ hình khoa chun ngành, bao gồm các lĩnh vực: khoa học cơ bản (thực hành vật lý), điện tử, viễn thông, CNTT và QTKD.

39

2.1.3.4. Các bậc, ngành và chương trình đào tạo:

Học viện được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép đào tạo các trình độ/ngành và loại hình cụ thể như sau:

o Trình độ Tiến sĩ (04 ngành): Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thơng, Kỹ thuật máy tính, Truyền dữ liệu và Mạng máy tính.

o Trình độ Thạc sĩ (04 ngành): Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Truyền dữ liệu và Mạng máy tính.

o Trình độ đại học:

 Chính qui (04 ngành): ĐTVT, QTKD, CNTT, Kỹ thuật Điện – Điện tử  Tại chức (02 ngành): ĐTVT, QTKD  Hoàn chỉnh kiến thức (03 ngành): ĐTVT, CNTT, QTKD  Đại học bằng 2 (03 ngành): ĐTVT, CNTT, QTKD  Đại học từ xa (03 ngành): ĐTVT, CNTT, QTKD o Trình độ cao đẳng (02 ngành): ĐTVT, CNTT

o Trình độ trung cấp: Từ năm 2005 Học viện không tuyển sinh Trung cấp nữa. Năm 2007 số sinh viên Trung cấp tại chức cuối cùng đã tốt nghiệp ra trường. Trừ đào tạo Tiến sĩ, Học viện Cơ sở có tất cả các bậc, ngành đào tạo nêu trên.

Chương trình đào tạo các cấp học, ngành học áp dụng tại Học viện Cơ sở do Học viện xây dựng và ban hành. Chương trình được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo theo các chuyên ngành ĐTVT, CNTT, QTKD và Điện – Điện tử; trong đó phần kết thúc chuyên ngành chuyên sâu có bổ sung nhiều kiến thức mới phù hợp với công nghệ phát triển của ngành BCVT trong nước và trên thế giới. Chương trình đào tạo biên soạn theo hệ chính qui và được vận dụng áp dụng cho các hệ khơng chính qui, đào tạo từ xa. Thời gian đào tạo của hệ Sau đại học là 3 năm, hệ Đại học là 4,5 năm, hệ Cao đẳng là 3 năm, hệ liên thông Cao đẳng – Đại học là 2 năm, Đại học bằng 2 là 2 năm đến 2,5 năm.

40

2.2. Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Cơ sở 2.2.1. Tổng quan về nhân sự của Học viện Cơ sở: 2.2.1. Tổng quan về nhân sự của Học viện Cơ sở:

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý của Học viện Cơ sở được hình thành từ nhiều nguồn lực khác nhau liên quan đến quá trình hình thành tổ chức theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn trước năm 1975, giai đoạn từ 1975 đến năm 1999 và giai đoạn bắt đầu triển khai mơ hình tổ chức của Học viện Cơ sở từ tháng 7/1999 đến nay. Tính chất nhiệm vụ đào tạo của từng thời kỳ khác nhau nên nguồn nhân lực của Học viện Cơ sở cịn có nhiều bất cập về cơ cấu, trình độ chun mơn, độ tuổi. Xuất phát từ đặc điểm đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý và phục vụ trước khi thành lập Học viện chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ đào tạo hệ trung cấp, công nhân và bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ lao động của VNPT, nay được giao đào tạo hệ đại học và sau đại học, do đó nguồn nhân lực của Học viện nói chung và Học viện Cơ sở nói riêng được đánh giá là “thiếu về số lượng và yếu về chất lượng”. Vì vậy ngay từ đầu lãnh đạo Học viện xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện là khẩn trương xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có cơ cấu hợp lý và đủ tiêu chuẩn giảng dạy ở bậc đại học. Sau 10 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Học viện đến nay đã đủ mạnh cho phép Học viện nghĩ đến những định hướng hoạt động rộng lớn hơn trong công tác đào tạo.

2.2.2. Thực trạng số lượng nhân sự của Học viện Cơ sở:

Theo số liệu thống kê của Phịng Tổ chức Cán bộ Học viện Cơ sở, (tính đến 30/6/2009) Học viện Cơ sở có 201 cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên, trong đó khối quản lý có 53 người, chiếm 26,37%, khối cán bộ giảng dạy có 104 người, chiếm 51,74%, khối phục vụ có 44 người, chiếm 21,89%. Nhìn chung đội ngũ cán bộ tương đối đông nhưng năng lực quản lý, điều hành và giảng dạy còn nhiều hạn chế. Cơ cấu sử dụng lao động của Học viện Cơ sở đang rất bất hợp lý, số lượng lao động quản lý và phục vụ quá lớn (48,26%). Số cán bộ được đào tạo cơ bản và cập nhật kịp thời các kiến thức chuyên môn mới hoặc các kiến thức và kỹ năng quản lý tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở tp hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)