* Kiến nghị Tập Đồn Bưu Chính Viễn Thơng Việt Nam:
Nghiên cứu và điều chỉnh cho hợp lý một số qui định về cơ chế chính sách liên quan đến tiền lương, chức danh, học tập nâng cao trình độ và thu hút người tài có tính đến đặc thù Học viện là một đơn vị đào tạo nghiên cứu trong doanh nghiệp. Xây dựng lại qui chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước cho phù hợp với hồn cảnh và tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
* Kiến nghị Học viện Công nghệ BCVT:
- Cần xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn, định hướng cụ thể cho từng giai đoạn, và thực thi một cách nghiêm chỉnh để đạt được kế hoạch đề ra.
- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế cho Học viện Cơ sở nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của tập thể và cá nhân trong hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực.
- Cần có chính sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nhiều hơn nữa. Xây dựng biện pháp, chính sách tạo điều kiện hỗ trợ cho các giảng viên trẻ tham gia đi thực tế, NCKH. Có cơ chế khuyến khích các giáo viên, cán bộ của Học viện tham gia các đề tài NCKH chung với các giáo sư, các chuyên gia nước ngồi, đăng tải các cơng trình nghiên cứu trên các tạp chí nước ngồi.
- Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho các cán bộ quản lý theo học các lớp đào tạo tại nước ngồi, các khóa đào tạo chính thức ở trong nước hoặc nước ngồi để nâng cao trình độ.
Kết luận chương 3:
Từ kết quả nghiên cứu của chương 2, để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội cũng như những thách thức của Học viện; đồng thời khảo sát công tác đào tạo
78
phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Cơ sở (thông qua bảng hỏi), chương 3 đã đề ra các nhóm giải pháp cải tiến và hồn thiện công tác này ở mức độ tương đối dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trên cơ sở đáp ứng mục tiêu, định hướng đề ra.
79
KẾT LUẬN
Với sứ mạng đào tạo và nghiên cứu khoa học – công nghệ về lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin phục vụ cho sự phát triển của Ngành BCVT Việt Nam và của xã hội, Học viện Công nghệ BCVT nói chung và Học viện Cơ sở nói riêng có mục tiêu lớn là gắn nghiên cứu với đào tạo và với thực tiễn SXKD, đáp ứng nhu cầu của Tập đồn và xã hội.
Trong tình hình hiện nay, Học viện phải nhanh chóng chuyển đổi từ một đơn vị sự nghiệp có thu hạch tốn phụ thuộc sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp trong Tập đoàn BCVT đa sở hữu. Học viện Cơ sở cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Điều này địi hỏi Học viện Cơ sở trước hết phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý phục vụ có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới hiện nay và trong tương lại. Vì vậy cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Cơ sở mang tính chất quyết định và góp phần hồn thiện chất lượng đội ngũ người lao động, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Ngành ở khu vực phía Nam.
Nội dung chính của luận văn là đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Học viện Cơ sở. Để có thể đưa ra được các giải pháp, luận văn đã tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng công tác này tại Học viện Cơ sở, đặc biệt là việc đánh giá thực trạng để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó làm cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đó là Học viện Cơ sở chưa nhận thực đúng bản chất, chưa làm tốt việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực một cách đầy đủ, nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng nói trên, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện hồn thiện và nâng cao cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Cơ sở:
80
1. Nhóm giải pháp về phát triển mục tiêu của Học viện Cơ sở.
2. Nhóm giải pháp về xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo.
4. Nhóm giải pháp về các chế độ chính sách đãi ngộ người tài. 5. Nhóm giải pháp về các phương tiện đào tạo và phát triển.
Việc tổ chức thực hiện chính là khâu quan trọng, các phương án để triển khai thực hiện các giải pháp cần được xây dựng cụ thể, chi tiết thì mới có thể đem lại kết quả thực tiễn như mong muốn. Điều này địi hỏi phải có sự quan tâm, tạo điều kiện của Tập đoàn BCVT Việt Nam và của Học viện Cơng nghệ BCVT. Chính vì vậy luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Tập đoàn và Học viện.
Đây là một đề tài tương đối mới, tuy mới chỉ giới hạn trong phạm vi của Học viện Cơ sở, nhưng lại có liên quan đến hầu hết các hoạt động của đơn vị. Nhưng với ý nghĩa thực tiễn của đề tài, được sự động viên của lãnh đạo Học viện, sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài này. Tất nhiên do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn nên luận văn cịn có một hạn chế nhất định
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong công tác này tại Học viện Cơ sở trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009. Do vậy hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong toàn Học viện từ khi mới thành lập năm 1997 đến nay.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề lớn song nhưng kết quả nghiên cứu ở luận văn này chỉ mới giới hạn ở những giải pháp cơ bản, chung và mang tính gợi ý cho Học viện Cơ sở trong lĩnh vực này. Đây cũng chính là điều kích thích các nghiên cứu tiếp theo nhiều vấn đề cần được bổ sung và điều chỉnh sâu hơn nữa nhằm tiếp tục hoàn thiện những giải pháp đã nêu để không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Cơ sở./.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thượng Thái (2007), Quản trị Marketing dịch vụ, NXB Bưu Điện, Hà Nội.
3. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Bùi Xuân Phong (2001), Quản trị kinh doanh Bưu chính Viễn thơng, NXB Bưu Điện, Hà Nội.
5. Nguyễn Thượng Thái (2005), Một số Vấn đề đổi mới Bưu chính sau khi chia
tách với Viễn thơng, NXB Bưu Điện, Hà Nội.
6. Hệ thống tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề sản xuất Bưu điện (2005), NXB Bưu Điện, Hà Nội
7. Đặng Hồng Vân (2007), Những ảnh hưởng của đào tạo đến giáo viên và cán
bộ Công nhân viên của Học Viện CNBCVT, Luận văn Thạc sĩ, Học viện AIT
Thái Lan.
8. Các báo cáo tổng kết của Học viện Công Nghệ BCVT từ 2003 – 2009 9. Tạp chí Bưu chính Viễn thơng: http://www.tapchibcvt.gov.vn
10. Tập Đồn Bưu Chính Viễn Thơng: http://www.vnpt.com.vn 11. Học Viện Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn Thơng:
Website: http:// www.ptit.edu.vn
12. Bộ Thông Tin và Truyền Thông: http://www.mic.gov.vn 13. Website: http:// hanquocngaynay.com.vn