Sự hình thành và phát triển thị trường thẻ ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển trường thẻ ngân hàng việt nam (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG

2.1. Sự hình thành và phát triển thị trường thẻ ngân hàng ở Việt Nam

VIỆT NAM

Giai đoạn cải cách ngân hàng đầu tiên của Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 80 và đã đạt được những thay đổi quan trọng về hình thức và cơ cấu. Theo đó, hệ thống ngân hàng một cấp được thay thế bằng hệ thống ngân hàng hai cấp với chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh được tách bạch bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cấp 1) với vai trò là Ngân hàng Trung Ương và hệ thống các ngân hàng cấp 2 bao gồm các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn bộ nền kinh tế. Các bộ phận khác của hệ thống ngân hàng như ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, văn phòng đại diện và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập sau năm 1990 khi mọi điều luật cho phép hoạt động được thông qua. Cho đến năm 1994, hệ thống ngân hàng đã có những thay đổi lớn bao gồm 4 ngân hàng quốc doanh, 36 ngân hàng cổ phần, 3 ngân hàng liên doanh, 41 văn phòng đại diện chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với số lượng ngân hàng như vậy, để có thể tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường, cạnh tranh với các đối thủ khác nhất là các ngân hàng nước ngoài, vốn dĩ mạnh về tài chính, cơng nghệ hiện đại, sản phẩm đa dạng, các ngân hàng trong nước buộc phải cải tiến công nghệ, hướng đến những sản phẩm mới, những phương tiện thanh tốn hiện đại và tiện ích, trong đó có thể kể đến thẻ ngân hàng.

Thẻ ngân hàng ra đời và được pháp luật chính thức thừa nhận như là một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt vào năm 1993, khi Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam ký Quyết định số 74/QĐ-NH1 ban hành “ Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” vào ngày 10/04/1993, cho phép triển khai thí điểm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tuy nhiên , sau đó, trong suốt thời gian từ năm 1993 đến 1996, thị trường thẻ Việt Nam khơng có gì tiến triển. Các ngân hàng Việt Nam hầu hết đều giữ vai trò là ngân hàng thanh tốn thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngồi là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, American Express… để phục vụ chủ yếu cho khách nước ngoài đến Việt Nam.

Đến năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam đã có bước chuyển mình đầu tiên khi 04 ngân hàng thương mại (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – VCB, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank, và Ngân hàng liên doanh Chohung Vina Bank) chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với MasterCard để thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế và chính thức phát hành thẻ quốc tế đáp ứng nhu cầu của tầng lớp nhân dân có thu nhập cao, chủ yếu chi tiêu ở nước ngoài.

Tuy nhiên vào thời điểm đó, các ngân hàng nước ta vẫn cịn hết sức bỡ ngỡ, lúng túng khi tham gia hoạt động trên thị trường thẻ, bởi lẽ các điều kiện để phát triển thị trường thẻ chưa đầy đủ. Thêm vào đó, các ngân hàng lại đối mặt với hàng loạt khó khăn như thiếu kinh nghiệm, nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật… Hoạt động của các ngân hàng lúc đó chủ yếu là vừa tham gia, vừa tự tích lũy kinh nghiệm, vừa tự học hỏi cách thức quản lý và cung ứng dịch vụ cho khách hàng của các ngân hàng nước ngồi, để từ đó dần tiếp cận với trình độ phát triển của khu vực và thế giới.

Trong khi đó, thị trường tài chính của Việt Nam đang dần mở cửa, cho phép các ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam. Nhận thức được rằng các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, kinh nghiệm trong kinh doanh, chắc chắn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong hoạt động

ngân hàng bán lẻ, Vietcombank đã xác định cần phải có sự hợp tác với các ngân hàng khác trong nước để tạo sức mạnh trong cạnh tranh.

Trên tinh thần đó, Vietcombank đã thỏa thuận với ACB và một số ngân hàng khác cần thiết phải thành lập một tổ chức hợp tác giữa các ngân hàng nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng phát triển, hạn chế sự cạnh tranh tự phát giữa các ngân hàng trong nước với nhau, trên cơ sở đó có thể phát triển dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung.

Tháng 08/1996, Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam được thành lập bao gồm 4 ngân hàng thành viên là VCB, ACB, Eximbank, và Chohung Vina Bank.

Đến năm 1999, Ngân hàng Nhà nước ban hành “ Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ” kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1, đặt ra khung pháp lý chính thức cho hoạt động của thị trường thẻ Việt Nam.

Chính sự ra đời của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và sự ra đời của Quyết định 371 của Ngân hàng Nhà nước đã tiếp thêm sức mạnh và củng cố lòng tin cho các ngân hàng đang tham gia hoạt động trên thị trường thẻ, đồng thời khuyến khích các ngân hàng khác mạnh dạn tham gia vào thị trường thẻ. Thật vậy, tập hợp nhau trong Hội thẻ, các ngân hàng thành viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động với mục tiêu cao nhất là vì sự phát triển chung của thị trường thẻ Việt Nam. Và điều đó đã được chứng minh qua việc gia nhập, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa của VCB và ACB vào năm 1997. Đến năm 2000, nhận thấy một số những khó khăn khi phát hành thẻ quốc tế trên thị trường Việt Nam, ACB đã phối hợp cùng với Saigon Tourist và Saigon Coopmart phát hành thẻ tín dụng nội địa đầu tiên trên thị trường, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và ổn định, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với hình thức thanh toán mới và hiện đại. Và kể từ năm 2000, các ngân hàng Việt Nam lần lượt tham gia vào thị trường thẻ, phát hành cũng như thanh toán thẻ quốc tế, thẻ nội địa của riêng ngân hàng mình, tích cực trang bị thêm máy móc, cơ sở vật chất, nhằm phục

vụ tốt nhất cho việc phát hành và thanh toán thẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân cũng như góp phần đẩy nhanh chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển trường thẻ ngân hàng việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)