.Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển trường thẻ ngân hàng việt nam (Trang 59 - 62)

Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ trên thị trường trong nước vẫn còn thấp hơn so với tiềm năng của thị trường, theo nhận định của nhiều chuyên gia ngân hàng là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy lượng cung tiền mặt trong lưu thông ở các nước phát triển chỉ 10-25% trong khi ở các nước đang phát triển là 75- 90%. Riêng trường hợp Việt Nam thì tiền mặt vẫn là vua, với trên 90% chi tiêu tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo phương thức này.

Với đặc thù là một nước “công nghiệp lúa nước”, phần lớn người dân sống bằng nghề nơng, trình độ dân trí chưa cao, lại có ít điều kiện tiếp xúc với trang thiết bị hiện đại thì thử hỏi làm sao mà họ biết được sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn khi sử dụng

thẻ. Hơn nữa họ luôn quan niệm là tiền của mình mà mình giữ thì chắc ăn hơn. Bên cạnh đó, việc mua sắm hàng hóa, chi trả dịch vụ hàng ngày thường là những khoản chi nhỏ, những khoản tiền lẻ tại các chợ, cửa hàng ven phố nên người dân cảm thấy khơng có nhu cầu sử dụng thẻ. Họ cho rằng sử dụng tiền mặt để chi trả là thuận tiện nhất và tốt nhất. Thêm vào đó, người dân cịn có tâm lý e ngại khi đến làm việc với ngân hàng vì khi nói đến ngân hàng người ta thường hay nghĩ đến nợ nần.

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đều trả lương cho người lao động bằng tiền mặt. Trong các hộ kinh doanh, có đến 86,2% số hộ vẫn chi trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt.

Như vậy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là trở ngại lớn nhất ngăn cản bước tiến của thẻ trên thị trường trong nước.

2.3.2. Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật:

Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh tốn thẻ cịn nghèo nàn và kém hiệu quả. Máy ATM phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Với dân số nước ta hơn 80 triệu dân thì bình qn 45.000 dân số mới có 1 máy ATM. Lượng máy ATM như vậy quá thấp nếu so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc: 19.000 dân/ATM, Singapore: 2.638 dân/ATM. Hơn nữa, các máy ATM lại chỉ có khả năng phục vụ cho từng ngân hàng, chứ khơng có khả năng sử dụng chung cho nhiều ngân hàng như thực tế ở nhiều nước hiện nay, làm cho mạng máy rút tiền tự động càng hạn chế phạm vi phục vụ. Với các thiết bị tại điểm POS cũng chung tình trạng như vậy. Ln có tình trạng một đơn vị chấp nhận thẻ cùng tồn tại nhiều thiết bị POS của các ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các giao dịch thẻ của ngân hàng đó. Điều này đã thu hẹp đáng kể phạm vi sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt so với các nước trong khu vực hiện nay, ngay cả khi mật độ thiết bị tương đương như ở các nước đó. Bên cạnh đó, nhu cầu của chủ thẻ ngày một tăng

cao, trong khi hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời đã dẫn đến tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quỹ, thay giấy in hóa đơn, giấy in nhật ký thường xuyên cho máy, hay xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng, mà ở Việt Nam lại chưa có một đơn vị chủ quản chính thức nào tham gia các dịch vụ này một cách hệ thống và chuyên nghiệp dưới dạng ký hợp đồng thực hiện cho toàn bộ các ngân hàng có tham gia thị trường thẻ.

Hơn thế nữa, chi phí đầu tư để phát triển hệ thống phát hành và thanh toán thẻ dù là thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ đều địi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Giá mỗi máy EDC khoảng 650 USD, một máy ATM trị giá khoảng 30.000 USD, chi phí bỏ ra cho hệ thống switching kết nối với hệ thống thẻ quốc tế lên đến hàng triệu USD, trong khi thu nhập từ kinh doanh thẻ lại hết sức khiêm tốn.

2.3.3. Số lượng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ:

Mạng lưới đại lý chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng đến nay đã có những phát triển đáng kể và mặt số lượng, khoảng 12.000 đơn vị, so với năm 2003 chỉ có 8.789 đơn vị. Tuy nhiên với đặc điểm địa lý, dân số như ở nước ta thì con số 12.000 này quả là chưa thấm vào đâu, địi hỏi phải có hệ thống các điểm chấp nhận thẻ nhiều hơn nữa, đủ để tạo sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Song do nhiều lý do mà hiện nay các điểm chấp nhận thẻ ở nước ta còn thiếu và tiện ích từ các điểm chấp nhận thẻ này đem lại còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng. Hơn nữa việc phân bố các điểm chấp nhận thẻ cũng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, phần lớn đều tập trung ở những khu vực nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm quốc tế, nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của người nước ngồi.

Bên cạnh đó, các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ lại khơng nhiệt tình trong thanh tốn thẻ, trừ khi thanh tốn với khách hàng là người nước ngồi vì rất khó bắt ép được họ thanh tốn bằng tiền mặt khi đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ trưng biển chấp nhận thanh tốn thẻ. Bởi vì, các giao dịch thanh tốn thẻ chỉ được ghi có vào tài

khoản của họ ở ngân hàng nên khả năng trốn thuế là rất khó khăn. Thêm vào đó họ có thể bắt ép được khách hàng là người Việt Nam trả bằng tiền mặt do chủ thẻ không nắm rõ những trách nhiệm mà đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện khi trở thành đại lý chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng.

Mặt khác, khi ký hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ, đại lý phải chịu mức phí chiết khấu. Phần lớn các đại lý khơng muốn chịu mức phí này vì như thế sẽ làm giảm lợi nhuận của họ. Thế là họ sẽ tính phí này lại cho khách hàng. Và điều này sẽ dẫn đến tình trạng khi thanh tốn bằng thẻ, chủ thẻ phải chịu mức giá cao hơn so với khi thanh toán bằng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển trường thẻ ngân hàng việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)