2.3.4 .Tính cạnh tranh trên thị trường thẻ
2.3.7. Công nghệ phát hành và thanh toán thẻ
Ngày nay trên thế giới nền khoa học kỹ thuật cơng nghệ đang có những bước phát triển như vũ bão, và điều đó đã kéo theo sự phát triển cũng nhanh chóng khơng kém đối với công nghệ ứng dụng vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Một số nước trên thế giới đã chuyển từ công nghệ thẻ từ sang thẻ chip, nhằm làm giảm nhanh chóng tình trạng gian lận trong các giao dịch bằng thẻ, hạn chế việc dùng thẻ giả, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ để giao dịch. Tuy nhiên ở nước ta, các tổ chức, ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn thẻ thì chưa thể tiếp cận với những cơng nghệ mới. Điều này có thể do nhiều ngun nhân như: trình độ của đội ngũ nhân viên, họ khơng có cơ hội cũng như không được đào tạo để nâng cao kiến thức, cập nhật những thay đổi về công nghệ thẻ trên thế giới. Thêm vào đó, chi phí cho cơng nghệ chuyển đổi này là một khó khăn lớn. Khơng chỉ tốn chi phí vào việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, mà cịn là chi phí về hệ thống chấp nhận thẻ chip. Đó là yêu cầu đầu tư hệ thống máy ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) đa hệ. Không những vậy sự đầu tư này địi hỏi tính đồng bộ khơng chỉ trong bản thân mỗi ngân hàng mà cả trong những liên minh thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay.
Ngồi những khó khăn, tồn tại như trên, thì việc thơng tin, quảng bá về sản phẩm dịch vụ thẻ cho khách hàng chỉ mới dừng lại ở việc các ngân hàng tự quảng cáo, giới
thiệu về sản phẩm của ngân hàng mình một cách riêng lẻ, cục bộ chứ chưa được tiến hành một cách đồng bộ và có hệ thống. Vì vậy đã khơng tránh khỏi việc nhiều người dân còn hiểu biết một cách mơ hồ, thậm chí hiểu khơng đúng về các tiện ích cũng như rủi ro liên quan đến dịch vụ thẻ. Và điều đó phần nào làm hạn chế số lượng người tham gia sử dụng thẻ cũng như gia tăng mức độ rủi ro cho người sử dụng thẻ.
Tóm tắt chương 2
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của thị trường. Bắt đầu xuất hiện từ năm 1993, nhưng đến hơn 10 năm sau, thẻ ngân hàng mới thật sự có bước đột phá trên thị trường trong nước, thể hiện qua việc số lượng ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ tăng lên một cách nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về số lượng thẻ phát hành, đạt tốc độ tăng đến gần 300% / năm, một con số mà bất kỳ một ngành dịch vụ nào cũng đều mơ ước. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của thị trường thẻ cũng như các dịch vụ đi kèm với thẻ cũng gia tăng đáp ứng được phần nào nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, thị trường thẻ Việt Nam còn một số những tồn tại cũng như vấp phải một số khó khăn khiến cho thị trường thẻ phát triển không tương xứng với tiềm năng của nó theo như nhận định của một số chuyên gia ngân hàng. Các ngân hàng cần phải bắt tay với nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn trên thì mới đưa thị trường thẻ nước ta phát triển lên một tầm cao mới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM