Phân tích các điểm mạnh và tích cực trong phương thức quản trị rủi ro tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 49 - 52)

dụng tại ACB

Với mục đích thống nhất kế hoạch phát triển tín dụng cho tồn hệ thống cũng như tạo công cụ giám sát và quản lý tốt rủi ro tín dụng, ACB đã thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng với việc ban hành chính sách định hướng hoạt động tín dụng. Trong đó

đã phân định rõ các tiêu chí và có sự phân loại khách hàng một cách cụ thể theo các tiêu chí đó để có cách thức cấp tín dụng phù hợp. Các tiêu chí được phân loại rất chi tiết và có tính đến các trường hợp phát sinh trên thực tế để sàng lọc đối tượng khách hàng vay vốn. Chẳng hạn như :

Khách hàng được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ ổn định của thu nhập, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, vị thế doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm đội ngũ điều hành doanh nghiệp, thái độ hợp tác với ngân hàng....

Ngành nghề kinh doanh được phân thành 35 nhóm đồng thời ACB tập trung khai thác và cho vay đối với những cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hố – tín ngưỡng – chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế suy thối đi xuống, ngành nghề có năng lực cạnh tranh từ trung bình và khả năng tạo giá trị gia tăng tương đối tốt.

Chú trọng thiết kế các sản phẩm tín dụng đa dạng và phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như định hướng phát triển của ACB. Có sự kết hợp linh động giữa sản phẩm dựa vào tính chất như mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ vay, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền vay, khách hàng mục tiêu...với các chính sách chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước, chiến lược phát triển của ACB trong từng thời kỳ. Xây dựng nên các hệ số, chỉ số tài chính trọng yếu nhằm giúp ngân hàng đánh giá được mức độ hợp lý của nguồn trả nợ vay, khả năng trả nợ, mức độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính... của khách hàng vay vốn.

Việc phân loại kỹ và phân nhóm tài sản đảm bảo cho nợ vay cũng được tính tốn dựa trên mức độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong bảo quản và quản lý, khả năng dễ dàng đo đếm, xác định số lượng giá trị và yếu tố pháp lý trong sở hữu... và theo đó ACB áp dụng một mức tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo cho toàn hệ thống nhằm đảm bảo an toàn khi phải xử lý tài sản thu hồi nợ vay. Đối với những trường hợp cần thiết phải cho vay cao hơn mức tỉ lệ này phải được phê duyệt bởi hội đồng tín dụng, do đó sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng.

Việc xây dựng và quy định các tỉ lệ và giới hạn trong cơ cấu cho vay giúp ACB phân tán rủi ro, hạn chế các khoản vay có vấn đề ngay từ đầu và giúp ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu.

ACB rất chịu khó trong việc nâng cao và chuyển đổi cấu trúc nhân sự cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế cũng như phù hợp với thông lệ quản lý của các ngân hàng tiến tiến trên thế giới bằng cách tách bạch bộ phận kinh doanh và vận hành nhằm cải thiện năng suất lao động và quản lý tốt rủi ro. Lần đầu tiên áp dụng cơ chế bán hàng (sale) trong lĩnh vực thương mại đối với các hàng hố thơng thường vào trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cụ thể là các sản phẩm tín dụng thơng qua các nhân viên bán hàng với tên gọi tư vấn tài chính cá nhân và nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp bố trí trong mạng lưới kênh phân phối các chi nhánh phòng giao dịch của ACB.

Một điểm mới trong quản lý rủi ro của ACB là việc quản lý tín dụng tập trung thông qua việc phân cấp phê duyệt cũng như ban hành cách thức phê duyệt hồ sơ tương đối khoa học và chặt chẽ đồng thời có phân định rõ vai trò và trách nhiệm trong quản lý rủi ro cho từng cấp. Trong khi hiện nay các ngân hàng thương mại khác kể cả các ngân hàng thương mại quốc doanh thì cơ chế phê duyệt hồ sơ chủ yếu giao quyền phán quyết tín dụng vào tay một người thường là giám đốc chi nhánh, hoặc giám đốc phòng giao dịch. Tuỳ vào từng ngân hàng và từng quy mơ phịng giao dịch, chi nhánh khác nhau mà có các mức phán quyết khác nhau. Thơng thường nhất đối với các phịng giao dịch mức tồn quyền phê duyệt của giám đốc phòng giao dịch ở khoản 500 triệu và trên, đối với giám đốc các chi nhánh nằm ở khoảng từ 02 đến 03 tỷ và trên. Cá biệt nhiều ngân hàng mức phán quyết phê duyệt rất cao như cho vay cá nhân từ 05 đến 10 tỷ. Cho vay khách hàng doanh nghiệp lên đến vài chục tỷ. Điều này rất dễ dẫn dến rủi ro tín dụng vì quyền hạn tập trung hết vào một người. Trong khi đó ở ACB hình thành nên sự phê duyệt theo mơ hình chun viên, ban tín dụng và hội đồng tín dụng tạo ra cơ chế phê duyệt chặt chẽ hơn. Việc họp ban phê duyệt hồ sơ với quy định rõ ràng giúp hồ sơ được duyệt nhanh chóng, mang tính khách quan và khoa học hơn vì nhiều thành viên phê duyệt sẽ đưa ra nhiều ý kiến hơn về hồ sơ so với chỉ 01 người phê duyệt. Nếu hồ sơ bị từ chối ở cấp này có thể trình tiếp ở cấp cao hơn nên hạn chế yếu tố can thiệp chủ quan của các cấp phê duyệt.

Sự tách bạch trong khâu thẩm định một cách rõ ràng cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ACB. Hiện nay tại đa phần các ngân hàng thương mại khác tuy đã tách bạch giữa bộ phận thẩm định tài sản thế chấp và bộ phẩm thẩm định trình hồ sơ khách hàng nhưng việc tách bạch vẫn chưa triệt để. Nghĩa là bộ phận thẩm định vẫn trực thuộc giám đốc chi nhánh quản lý nên chịu ảnh hưởng và có khả năng bị chi phối trong khi ra kết quả thẩm định tài sản, dẫn đến khả năng tài sản được thẩm định không đúng hoặc khơng đầy đủ giá trị lẫn tính đủ của pháp lý. Nhưng ở ACB đã thực hiện tách hoàn toàn bộ phận thẩm định này và thành lập hẳn công ty con, điều này cũng đã giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong khâu thẩm định tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)