Các giải pháp xây dựng nền tảng cho hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 61 - 64)

3.1.1 Thực hiện đánh giá lại chính sách tín dụng hiện tại.

ACB cần xem xét lại chính sách tín dụng hiện tại của hệ thống ngân hàng mình để có sự điều chỉnh thích hợp qua các tiêu chí như :

Quản lý mục tiêu và phạm vi của chính sách tín dụng : cần định hướng và tuyên bố chính sách tín dụng với mục tiêu cụ thể ACB muốn hướng đến, những chính sách này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và kỳ vọng dài hạn, là cơ sở của văn hố tín dụng thống nhất, mang tính chất xây dựng và ý thức về rủi ro trong toàn ngân hàng và làm nền tảng cho chính sách tín dụng của từng hoạt động kinh doanh cụ thể.

Xác định mức rủi ro tín dụng tối đa : cần chú trọng và đề cập đến 03 vấn đề : ACB mong muốn những loại rủi ro nào và cần triệt để tránh xảy ra những rủi ro nào?; Có thể chấp nhận được bao nhiêu rủi ro và giới hạn chịu đựng rủi ro của ACB ?; Nếu để xảy ra những rủi ro như tính tốn thì mức độ lợi nhuận mong đợi đạt được là bao nhiêu?.

Xây dựng văn hóa rủi ro : ACB cần thực thi các phương thức đánh giá thống nhất và các quy trình báo cáo phục vụ việc ra quyết định một cách hiệu quả; Hệ thống các chính sách rủi ro chặt chẽ được lập thành văn bản và dễ hiểu; Cơ cấu giới hạn tín dụng hiệu quả phản ánh được chính sách rủi ro chung và cơ cấu kinh doanh hiện tại; Cơ chế giám sát tách biệt nhưng hiệu quả, cần chú ý đặc biệt đến những trường hợp ngoại lệ trong chính sách tín dụng và những trường hợp chấp nhận thêm rủi ro mới.

Hình thành các nguyên tắc rủi ro : Nguyên tắc kiểm tra trước, trong, sau và chéo áp dụng tại mọi giai đoạn nhằm ngăn ngừa lừa đảo và sai sót; Phân định trách nhiệm để tránh xung đột quyền lợi và ngăn ngừa lừa đảo; không ngừng kiểm tra để đảm bảo các phịng liên quan thực hiện đúng quyết định; Cần có những chuẩn bị dự phịng đảm bảo tuân thủ nguyên tắc minh bạch và cung cấp dịch vụ liên tục cho các

bộ phận kinh doanh khác trong ACB; Quyền truy cập các chương trình trong hệ thống cần được xác định một cách đúng đắn và định kỳ xem xét lại nhằm ngăn ngừa sai sót và lừa đảo.

3.1.2 Hồn thiện thủ tục, quy trình thực hiện câp tín dụng hiệu quả.

Để đảm bảo và làm cơ sở cho sự phát triển và quản lý rủi ro tín dụng, ACB cần chú ý xây dựng thêm một loạt các chính sách hiệu quả và phù hợp thực tiễn như : Chính Sách về cho vay và quản lý khoản vay; chính sách quản lý bảo lãnh tín dụng; chính sách về quản lý thẩm quyền phê duyệt tín dụng; Chính sách về nhân sự làm cơng tác tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro; chính sách giám sát sự tuân thủ và xử lý các trường hợp ngoại lệ...

ACB cần xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu. Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động. Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho th tài chính, chiết khấu, bao thanh tốn đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

Cần nghiên cứu rà sốt lại các tiêu chí phân loại và phân nhóm khách hàng vay vốn trong định hướng chính sách tín dụng cho phù hợp. Các tiêu chí nào áp dụng khó khăn trong thực tế mà khơng gây rủi ro tín dụng cần bỏ đi, các tiêu chí nào quy định chưa cụ thể rõ ràng có khả năng bị lợi dụng thì cần hồn thiện ngay

Đánh giá tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ : Hiện nay ACB đã ban hành và hệ thống hố các chỉ tiêu, thơng tin khách hàng thông qua các chương phần mềm hỗ trợ nhằm phân loại, xếp loại khách hàng, thống kê theo đối tượng khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, thống kê theo ngành kinh tế hay theo đặc thù của các sản phẩm tín dụng cụ thể...cùng với việc phân loại nóm nợ. Tuy nhiên việc này cịn thực hiện chưa đồng bộ, việc xếp hạng trên mang tính bổ sung hồ sơ khi trình mà chưa chú trọng lắm vào kết quả phân nhóm. ACB cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa một số các tiêu chí phân loại chưa rõ ràng khiến cho nhân viên khi nhập có thể tuỳ thích chọn tiêu chí tốt hay xấu một cách chủ quan chứ không khách quan, khiến cho việc đánh giá khách hàng chưa sát sao. ACB cần tìm cách vận dụng cơng nghệ, tự động hóa việc phân loại

tín dụng. Ưu điểm nổi bật của phương thức này là nhanh chóng, chi phí thấp và giảm rủi ro. Đối với ngân hàng nước ngoài điều này đã được quan tâm từ lâu và họ có nhiều cơng cụ để thực hiện và thực hiện rất hiệu quả.

Các thủ tục, quy trình cần có một bộ phận đầu mối thực hiện soạn thảo trên cơ sơ chủ chương chính sách tín dụng do hội đồng tín dụng ban hành cùng với việc tham khảo các đơn vị trong hệ thống để có thể bổ sung thêm hoặc rút bớt những quy định mà trong thực tế khi các đơn vị làm việc có thể sẽ bị vướng mắc hoặc tạo kẽ hở giúp nhân viên và khách hàng xấu lợi dụng gây rủi ro tín dụng cho ACB. Việc ban hành các thủ tục quy trình cần tránh chỉnh sửa nhiều, bổ sung nhiều làm các bộ phận mất nhiều thời gian cho việc cập nhật thông tin liên tục và dễ nhầm lẫn nếu thông tin ban hành cập nhật không kịp thời. Cần đưa vào hệ thống mail nội bộ giúp nhân viên có thể dễ dàng lấy, cập nhật và phục vụ cho công việc tốt hơn.

3.1.3 Hoàn thiện cấu trúc nhân sự trong hoạt động cấp tín dụng.

Hiện nay tại hầu hết các đơn vị kênh phân phối của ACB chưa có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. ACB có phịng quản lý rủi ro tín dụng nhưng chỉ có ở hội sở, chuyên thực hiện các cơng việc mang tính soạn thảo, báo cáo và thông kê chứ chưa phát huy vai trò kiểm tra giám sát việc thực hiện cấp tín dụng của các khâu. Việc kiểm tra giám sát tín dụng hiện nay chủ yếu giao cho bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ và chỉ kiểm tra sau khi khoản vay đã giải ngân cũng như chỉ kiểm tra định kỳ một hoặc hai lần trong năm mà chưa có sự kiểm tra sát sao. Do vậy ACB cần bổ sung nhân viên quản lý rủi ro tín dụng cho tất cả các đơn vị nhằm mục đích kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định, quy trình của nhân viên ngay từ khâu tiếp xúc khách hàng, bổ sung hồ sơ, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định hồ sơ, hoàn tất thủ tục pháp lý, giải ngân, bổ sung hồ sơ chứng minh mục đích, thu nợ và xử lý nợ. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp ACB hạn chế tối đa các khoản vay phát sinh rủi ro do các nguyên nhân chủ quan đem lại.

Thực hiện quản lý khách hàng và các bên liên quan : Cần tạo ra một mức hạn mức tín dụng chuẩn dành cho các đối tương khách hàng theo các kết quả xếp loại nhất định; Hạn mức tín dụng có liên quan đến một nhóm các khách hàng có liên quan nhau trong quan hệ tín dụng với ngân hàng; quản lý việc cấp tín dụng đối với từng đối tượng cán bộ cơng nhân viên trong ngân hàng đảm bảo tách bạch tính chủ quan khi phê duyệt hồ sơ của các nhân viên làm công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn.

ACB cần bổ sung bộ phận chuyên thiết kế và tạo ra những sản phẩm tín dụng với những tính năng thoả mãn điều kiện vừa đảm bảo nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp vừa đảm bảo một tỉ suất lợi nhuận tối thiểu được điều chỉnh theo rủi ro nhất định. Song song đó bộ phận này cần thiết lập và quản lý rủi ro danh mục theo hướng đa dạng hoá danh mục và dự đoán các yếu tố : Mức độ phức tạp của nền kinh tế tăng lên trong vòng 10-15 năm qua cùng với quá trình tự do hố; mức độ phức tạp của nền kinh tế tăng lên tác động đến sự phát triển trong vòng 5-10 năm tới; sự phát triển cơng nghệ mới trong vịng 10-15 năm tới. Từ đó đưa ra các kịch bản ứng phó thích hợp.

Hình thành bộ phân chuyên nghiên cứu và đánh giá thông tin kinh tế – xã hội trong và ngồi nước, thơng tin kinh tế ngành nghề...từ đó đưa ra các kịch bản dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới, khả năng thay đổi các chính sách điều tiết vĩ mơ nên kinh tế của chính phủ, ngân hàng nhà nước... rồi đưa ra các giải pháp cụ thể trong từng tình huống thay đổi đó để có thể kịp thời phản ứng với sự thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)