Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi phát sinh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 68)

3.3.1 Chú trọng công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.

Cần phân loại các khoản nợ q hạn, nợ xấu nhằm có bước xử lý thích hợp. Đối với những khoản nợ xem xét kỹ thấy có thể cứu chữa được thì ACB tiến hành cùng khách hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ, số tiền trả nợ hoặc giảm bớt một phần lãi suất cho vay thích hợp nhằm giúp khách hàng có khả năng hoạt động kinh doanh tốt trở lại và biến nợ xấu thành nợ tốt. Đối với những khoản nợ khi xem xét nhận thấy khó cứu vãn được thì nhanh chóng tiến hành xử lý thu hồi nợ càng sớm càng tốt cho ngân hàng. ACB cần tích cực sử dụng công ty con trực thuộc chuyên mua - bán nợ, để

thông qua công ty này ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ xấu để công ty này tiến hành các bước, thủ tục cần thiết để bán nợ hoặc kiện khách hàng ra toà và phát mại các tài sản thế chấp, cầm cố nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng một cách nhanh chóng.

Trong q trình xử lý và thu hồi nợ nhất thiết phải thận trọng và thực hiện tuần tự các bước, tránh nóng vội mà ảnh hưởng đến các mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng nhất là với các khách hàng thân thuộc, khách hàng truyền thống. Trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết thu hồi nợ xấu. ACB cần cho nhân viên thực hiện tái thẩm định tình hình khách hàng vay vốn, làm rõ thực trạng kinh doanh, giá trị tài sản đảm bảo hiện tại, khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh, thái độ hợp tác và thiện chí trả nợ của khách hàng, khả năng phát mại và thanh lý tài sản đảm bảo... để áp dụng phương pháp thu hồi nợ thích hợp giúp tiết giảm chi phí và thời gian khi thu hồi nợ cho ngân hàng.

3.3.2 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng xử lý rủi ro

Trong quá trình giải ngân và theo dõi khoản vay, ngân hàng cần thường xuyên giám sát và kiểm tra trạng thái món vay để có sự phân loại nợ ngay theo quy định, từ đó có những biện pháp xử lý khoản vay ngay khi có kết quả phân loại. Song song là việc trích lập một tỉ lệ dự phịng để xử lý rủi ro phát sinh theo quy định của pháp luật. Việc này cần được báo cáo và giám sát liên tục, định kỳ và công bố thơng tin tồn hệ thống cùng với chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực có giải pháp xử lý hạn chế phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên trên hệ thống ACB có rất nhiều đơn vị gồm chi nhánh và phịng giao dịch, do sợ bị phát hiện nợ xấu, nợ quá hạn và sợ tốn chi phí cho việc trích lập dự phịng ảnh hưởng chỉ tiêu kinh doanh mà cố tính che dấu có khả năng gây rủi ro cho ACB. Do vậy ACB cần một mặt tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ một mặt tăng cường nâng cao ý thức và kiến thức quản lý rủi ro tín dụng cho cán bộ nhất là các cấp lãnh đạo.

Sau khi thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trích lập các khoản dự phịng xử lý rủi ro theo quy định, đảm bảo sẵn sàng dùng cho các trường hợp cần xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu, nhằm làm cho tình hình tài chính và thanh khoản của ngân hàng được tốt, thì ngân hàng cũng phải tiếp tục hồn tất các thủ tục và các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ xấu đã được xử lý bằng quỹ dự phòng trên. Việc này khơng được lơ là vì nó cũng là nguồn thu nhập đáng kể đóng góp cho ngân hàng nếu tiến hành hiệu quả.

3.3.3 Thực hiện công cụ tài trợ rủi ro.

Đối với những khoản vay có mức độ rủi ro mà khi xảy ra ngân hàng muốn có khoản bù đắp ngay cho khoản vay này thì ngân hàng nên áp dụng ngay một số biện pháp như : yêu cầu bên vay mua bảo hiểm cho khoản vay và đơn vị thụ hưởng là ngân hàng; yêu cầu khách hàng vay phải có đơn vị thứ ba bảo lãnh cho khách hàng vay bằng tài sản hoặc tiền ký qũy mở tại ngân hàng, hoặc bảo lãnh cho vay của chính phủ hay các đơn vị do chính phủ chỉ định có chức năng bảo lãnh vay vốn; sử dụng ngay các khoản quỹ dự phịng đã trích lập nhằm bù đắp cho khoản vay mất khả năng chi trả chưa thu hồi được giúp cân đối tình hình tài chính cho ngân hàng; cho vay với tỉ lệ vay/tài sản đảm bảo thấp giúp thu hồi nợ hiệu quả khi tiến hành phát mãi tài sản của khách hàng...

3.4 Các giải pháp hỗ trợ nhân sự làm cơng tác tín dụng. 3.4.1 Thường xuyên đào tạo nhân sự.

Việc chú trọng đào tạo nhân sự làm cơng tác trong các khâu cấp tín dụng cũng là việc làm nhằm giúp ngân hàng phịng chống rủi ro tín dụng. Khi kỹ năng nghiệp vụ nhân viên được nâng cao, khả năng thẩm định và phân tích khoản vay sâu sắc, khả năng nhạy bén trong nắm bắt thông tin thị trường và tình hình kinh doanh của khách hàng... giúp cho chất lượng các khoản cho vay được đảm bảo hơn. Do vậy ACB cần tiếp tục thường xuyên có kế hoạch hàng tháng đào tạo mới đối với các nhân viên tân tuyển. Đào tạo lại đối với các nhân viên cũ chưa đạt yêu cầu chuyên môn. Cần chú trọng nội dung trong chương trình đào tạo, nên gắn kết những việc thực tế vào trong bài giảng và cho nhân viên thực hành. Có như vậy nhân viên mới được đào tạo đầy đủ đảm bảo mỗi nhân viên là một tuyến phòng thủ nhỏ trong các tuyến phòng thủ rủi ro khác của ngân hàng.

Việc đào tạo cần tập trung về một trung tâm đào tạo, và nhân viên phải đi học nghiêm túc có điểm danh, kiểm tra giữa khố và cuối khoá nghiêm túc. Cho điểm và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn khoá học thì mới cho ký hợp đồng chính thức để thực hiện công việc.

3.4.2 Tổ chức thi kiểm tra nghiệp vụ định kỳ một cách nghiêm túc.

Để tránh trường hợp các nhân viên cũ làm việc lâu năm không chịu cập nhật kiến thức và các quy định của ngân hàng cũng như quy định của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nên tổ chức định kỳ một năm hai lần thi kiểm tra nghiệp vụ. Việc tổ chức

thi cần tổ chức nghiêm túc và bài bản. Phải có đề cường các phần nghiệp vụ sẽ kiểm tra và kèm theo danh sách các văn bản nghiệp vụ hiện hành cho nhân viên biết trọng tâm mà ôn bài và thi.

Việc tổ chức thi ngồi mục đích phát hiện nhân viên chưa đạt yêu cầu để cho đào tạo lại, hoặc phát hiện các nhân viên giỏi về nghiệp vụ để quy hoạch nhân sự lãnh đạo kế thừa mà cịn nhằm mục đích đào tạo trực tiếp thơng qua việc nhân viên phải tự đọc lại các văn bản, quy trình quy chế....Một điều đáng nói là cần cơng bố kết quả bài thi cũng như đáp án bài thi để nhân viên sẽ nắm bắt ngay các nghiệp vụ theo quy định là đúng nhưng mình đã chọn sai đáp án cũng là nâng cao kiến thức phục vụ cơng việc.

3.4.3 Ban hành sổ tay tín dụng và thường xun cập nhật, hồn thiện.

Để giúp nhân viên có điều kiện tra cứu nhanh các quy định của các sản phẩm cho vay hay điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng. Ngân hàng cần thiết lập các cuốn sổ tay tín dụng và phân phát cho nhân viên. Nội dung nên chú trọng, hướng dẫn một số rủi ro tín dụng thực tế cần tránh và cách thức hạn chế với các rủi ro tín dụng khác. Vì quy định và sản phẩm tín dụng của ngân hàng sẽ thường xuyên ban hành mới, hoặc bổ sung chỉnh sửa do vậy sổ tay tín dụng khi ban hành phải thường xuyên cập nhật các sản phẩm, các quy định mới tránh trường hợp quy định cũ chưa thay đổi trong sổ tay tín dụng sẽ ảnh hưởng cơng việc vì quy định cũ khơng phù hợp.

. Hình thành mạng nghiên cứu và trao đổi thơng tin nội bộ trong tồn hệ thống, sao cho các nhân viên đều có thể truy cập được để đọc quy trình, quy chế, dowload các mẫu biểu, đặt câu hỏi các tình huống phát sinh để được giải đáp, thông tin tức thời các trường hợp cho vay có khả năng gây rủi ro để mọi người biết và tránh...Điều này giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao kiến thức giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ACB

3.4.4 Thực hiện chế độ lương, thưởng theo năng lực và hiệu quả công việc.

Song song với các biện pháp đào tạo và tổ chức thi cử cho nhân viên thì ngân hàng cũng nên chú trọng đến chế độ lương thưởng cho nhân viên. Vì với những yêu cầu chuẩn mực đối với các nhân viên làm cơng tác tín dụng cao như nêu trên thì nhân viên cũng sẽ tốn nhiều cơng sức cũng như ghánh chịu nhiều áp lực. Do vậy phải có mức lương cho các nhân viên đạt chuẩn này phù hợp đảm bảo họ nhận thấy sự cố gắng nắm bắt nghiệp vụ, hoàn thành tốt cơng việc ở ngân hàng thì họ có được sự trả giá xứng đáng mà nếu nghỉ việc làm ở ngân hàng khác hay công ty khác không bằng ngân hàng cũ. Phải có chính sách thưởng cho nhân viên đạt thành tích về cơng việc

cũng như nghiệp vụ cao, phải có các chương trình thi đua tăng trưởng cùng những phần thưởng thiết thực có như thế sẽ tạo động lực cho nhân viên phấn đấu và cũng là để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

3.5 Một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước và chính phủ3.5.1 Đối với ngân hàng nhà nước 3.5.1 Đối với ngân hàng nhà nước

Nâng cao chất lượng quản lý điều hành :

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thơng qua việc thường xun tổng hợp, phân tích thơng tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học. Thơng tin thay đổi chính sách điều hành, điều tiết tiền tệ cần minh bạch và kịp thời. Tránh tình trạng thay đổi chính sách đột ngột và “mạnh tay” như cuối năm 2007 về việc thắt chặt tiền tệ và yêu cầu các tổ chức tín dụng mua tín phiếu bắt buộc, liên tục thay đổi lãi suất cơ bản làm cho thị trường các ngân hàng một phen sóng gió, lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục bị đẩy lên trong thời gian ngắn có khi lên đến hơn 25%/năm làm ảnh hưởng thanh khoản tức thì đến một số ngân hàng thương mại vốn chỉ huy động được nguồn vốn ngắn hạn và tập trung cho vay trung -dài hạn.

Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an tồn cho hoạt động tín dụng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các ngân hàng thương mại. Quy định trách nhiệm chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại cùng chế tài trong trong việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay cùng với việc hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, các quy định rường rà, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại cũng như khách hàng vay vốn.

Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong q trình phối hợp xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản giúp ngân hàng có điều kiện thu hồi vốn nhanh để đảm bảo thanh khoản. Nghiên cứu và sớm ban hành các quy định cụ thể về các cơng cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng ngân hàng như : bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ phái sinh khác mà các nước tiên tiến đã và đang sử dụng giúp lĩnh vực ngân hàng có thêm phương tiện phịng ngừa và quản lý rủi ro hiệu quả. Đồng thời ngân hàng nhà nước cần tổ chức đào tạo hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ liên quan các công cụ bảo hiểm nêu trên, giúp ngân hàng thương mại đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt các ngân hàng thương mại

Ngân hàng nhà nước cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm sốt tín dụng của các ngân hàng thương mại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, nhằm đưa hoạt động tín dụng ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thơng tin thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức. Nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho vừa đảm bảo kiểm soát được ngân hàng, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro hệ thống vừa khơng gây ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật và trang bị thường xuyên các thông tin, kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện tốt cơng việc thanh tra giám sát của mình, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC).

Một trong những kênh thơng tin giúp ngân hàng nhận biết tình hình tài chính của khách hàng có vấn đề đó là lấy thơng tin từ trung tâm tín dụng. Để nâng cao khả năng hạn chế rủi ro tại các ngân hàng thì hệ thống thơng tin cung cấp cho ngân hàng phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Chất lượng thông tin càng cao cung cấp cho ngân hàng thì góp phần càng nhiều giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro tín dụng càng cao. Do đó việc hồn thiện và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng cung cấp là cần thiết.

Ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo các thông tin khách hàng vay về cho ngân hàng nhà nước và khai thác thơng tin tín dụng từ trung tâm tín dụng là việc làm thiết thực có lợi cho cả ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước. Thanh tra ngân hàng nhà nước cần kiểm tra việc báo cáo, cung cấp thông tin, khai thác thông tin của các ngân hàng thương mại. Đồng thời có các biện pháp xử lý kiên quyết kịp thời đối với những ngân hàng thương mại vi phạm chế độ báo cáo như : báo cáo chậm, báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch...

Khi điều hành nền kinh tế và hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng chính sách quá mức hay thay đổi định hướng đột ngột mà làm ảnh hưởng hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật là một yêu cầu cấp bách trong bối cạnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập như hiện nay. Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Khi ban hành chính sách cần thu thập và tham khảo ý kiến các ban ngành, doanh nghiệp, các chuyên gia đảm bảo chính sách ban hành hiệu quả, cơng bằng và phù hợp thực tế.

Cần ban hành quy định phối hợp chi tiết giữa các bộ ngành, cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng với những hướng dẫn cụ thể, đơn giản thủ tục hoản về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cơ quan cơng an, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)